Theo Medicalnewstoday, clean eating là một khái niệm về chế độ ăn uống tránh thực phẩm đã qua t
Theo Medicalnewstoday, clean eating là một khái niệm về chế độ ăn uống tránh thực phẩm đã qua tinh chế, chế biến sẵn và những thực phẩm có thành phần nhân tạo, chẳng hạn như chất bảo quản và phụ gia. Thay vào đó là việc chế biến đồ ăn và ăn các loại thực phẩm gần với dạng nguyên thủy nhất của chúng.
CLEAN EATING LÀ GÌ?
Những tạp chí và sách về Clean eating thường hứa hẹn rằng một chế độ ăn kiêng bằng thực phẩm sạch sạch sẽ giúp một người được hưởng nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm nhiều năng lượng, giúp làn da trở nên rạng rỡ và giảm cân.
Tuy nhiên, theo British Medical Journal (Tạp chí Y học Anh) đưa tin, mục đích của việc sử dụng thực phẩm sạch là để giúp cải thiện thể chất, từ đó tiếp cận những phương pháp ăn kiêng dễ dàng hơn.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Clean eating chính là là một trong những cách hữu hiệu để có được một cơ thể khỏe mạnh. Những người đang trong chế độ ăn kiêng bằng thực phẩm sạch sẽ cố gắng ở mức tối đa sử dụng những thực phẩm không chứa các chất phụ gia, hay chất bảo quản và bổ sung thêm đường, muối.
Tuy nhiên, Clean eating cũng có một khía cạnh không tốt khi mà những ai đang áp dụng chế độ này bị ám ảnh vói những thực phẩm mình đang sử dụng. Điều này sẽ khiến họ bỏ lỡ nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là 3 LẦM TƯỞNG mà hầu như ai cũng mắc phải khi nhắc đến clean eating, chính những hiểu lầm này là nguyên nhân khiến phương pháp giảm cân của bạn tác động xấu lên sức khỏe.
1. Clean eating luôn luôn tốt cho tất cả mọi người
Sự thật: Nếu chỉ sử dụng thực phẩm sạch thôi thì đây chưa phải là cách tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Một số người quá lo lắng với việc “phải ăn sạch” đến nỗi họ có thể tự trừng phạt bản thân vì đã lỡ ăn loại thực phẩm nào đó mà theo họ là “không sạch”. Các chuyên gia y tế gọi đó là “Orthorexia Nervosa” (Chứng rối loạn ăn uống lành mạnh), hiểu nôm na là một chứng rối loạn ăn uống gây ra bởi sự ám ảnh về việc phải ăn uống sao cho tốt nhất cho sức khỏe. Theo một bài báo trên tạp chí Khoa học Xã hội & Y học, nhiều chế độ ăn uống sạch sẽ có xu hướng rơi vào tình trạng rối loạn ăn uống nói trên.
Những cảm giác tiêu cực theo thời gian sẽ khiến việc ăn kiêng theo chế độ ăn sạch sẽ trở nên có hại. Đối với những trường hợp như vậy, việc đi gặp Bác sĩ là điều cần thiết. Hầu hết các cách điều trị đều tập trung tiếp cận nhận thức hành vi, giúp người bị mắc chứng rối loạn học cách nhận ra những suy nghĩ ám ảnh bên trong mình.
2. Những thứ nằm ngoài thực đơn “ăn sạch” đều là thực phẩm “bẩn”
Sự thật: việc thực phẩm có chứa chất phụ gia không đồng nghĩa với việc thực phẩm đó có hại cho sức khỏe.
Một số người trong chế độ ăn sạch từ chối cả thực phẩm có chứa chất phụ gia vì cho rằng chúng không ở trạng thái tự nhiên nhất, tươi nhất. Thực tế thì chất phụ gia cũng có cái lợi riêng của nó.
Ví dụ, người ta bỏ thêm vitamin D vào sữa để giúp xương thêm chắc khỏe. Trong khi đó, những thực phẩm tương tự ví dụ vừa rồi không hề “thuần tự nhiên” theo nghĩa đen. Tuy nhiên chúng có thể giúp một người đạt được nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của mình.
Mặt khác, vẫn có những chất phụ gia độc hại và có thể quy những thực phẩm chứa chất này là thực phẩm “bẩn”. Một ví dụ về chất béo chuyển hóa (trans fats), được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm nhằm kéo dài thời gian sử dụng. Chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, từ đó tạo nên tiền đề cho những vấn đề về tim mạch.
3. Clean eating là ăn uống tốt cho sức khỏe
Sự thật: thực phẩm sạch có lợi cho sức khỏe nhưng thực phẩm có lợi cho sức khỏe chưa chắc là thực phẩm sạch (sạch ở đây theo khái niệm chúng ta đã bàn ở trên).
Clean eating hiện nay như một trào lưu thể hiện sự khôn ngoan trong cách lựa chọn thực phẩm. Tuy nhiên, một chế độ ăn kiêng bằng thực phẩm sạch sẽ không hoàn toàn đồng nghĩa với chế độ ăn uống lành mạnh (tốt cho sức khỏe). Nhiều khuyến cáo dành cho chế độ ăn kiêng lành mạnh không hạn chế thực phẩm được chế biến sẵn hoặc đóng gói.
Theo Đại học Harvard, một bữa ăn lành mạnh sẽ bao gồm các yếu tố sau:
· Đa dạng các thể loại rau củ quả và không bao gồm đồ chiên, ví dụ: khoai tây chiên.
· Sử dụng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu olive, dầu hướng dương, loại bỏ dầu chứa chất béo bão hòa và hydro – hóa (hydrogeneted oils), những loại dầu ăn chứa chất béo chuyển hóa.
· Sử dụng những loại bánh mì làm từ hạt nguyên cám (bánh mì thô/bánh mì nguyên cám), trà và cà phê không chứa đường. Kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể hằng ngày kể cả trong sữa và các loại nước uống.
Tóm lại, một chế độ ăn kiêng lành mạnh không nhất thiết phải quá nghiêm khắc như chế độ ăn kiêng bằng thực phẩm sạch. Cũng không có nghĩa “ăn sạch” là một việc gì đó có hại cho sức khỏe. Điều quan trọng ở đây chính là thái độ và hiểu biết của một người đối với việc sử dụng thực phẩm sao cho có lợi cho sức khỏe. Quan trong nữa là bạn cũng không nên cảm thấy quá tội lỗi nếu đã ăn những thức ăn không thuộc danh sách thực phẩm sạch nhé!
- eDoctor -