Gan là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất trong cơ thể, nằm ở góc phần tư trên – bên phải vùng bụng. Gan người trưởng thành nặng khoảng 1. 400 gram.
Gan được cấu tạo bởi 60% là tế bào gan, 40% còn lại là tế bào nội mô, tế bào hình sao. Ở giữa các dãy tế bào gan là các mao mạch kiểu xoang gọi là xoang gan. Trong xoang gan có nhiều tế bào Kupffer - đại thực bào đầu tiên tiếp xúc và tiêu diệt các vi khuẩn, hồng cầu chết… tạo phản ứng miễn dịch và cũng là loại tế bào tham gia vào hầu hết cơ chế sinh bệnh ở gan.
Gan đảm nhiệm nhiều trọng trách và có khả năng làm việc bền bỉ vì gan hoạt động liên tục 24/24. Cứ mỗi 2 phút toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần để gan thực hiện nhiều vai trò quan trọng như: chống độc, giúp cơ thể chống lại các yếu tố độc hại như rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc điều trị bệnh… bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính, biến các chất độc thành không độc hoặc ít độc rồi thải ra ngoài qua hệ bài tiết. Ngoài ra, gan còn đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng khác như: vai trò tiêu hóa, chuyển hóa dinh dưỡng, vai trò dự trữ, miễn dịch bảo vệ cơ thể…
Nên làm gì để có lá gan khỏe mạnh
Đọc thêm: 7 thói quen xấu khiến chức năng gan suy yếu
Lá gan làm việc “quần quật” ngày đêm do đó để bảo vệ lá gan bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học bằng cách:
1. Chế độ ăn uống khoa học
Để tăng cường sức khỏe cho gan, thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Lưu ý, nên hạn chế các loại thức ăn có hàm lượng calo cao, chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế như bánh mỳ trắng, gạo trắng… và đường. Nên bổ sung thịt (nhưng hạn chế ăn thịt đỏ) và chất béo tốt cho gan (các chất béo không bão hòa đa như dầu thực vật, dầu cá, chất béo bão hòa đơn như quả bơ và các loại hạt).
Gan nhiễm mỡ có thể bắt nguồn từ những thực phẩm không lành mạnh
Đặc biệt, nên tăng cường nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin và khoáng chất (có nhiều trong các loại quả trái cây như: cam, quýt, nho, bơ, táo, bưởi…) - có vai trò như chất chống oxy hóa, giúp loại trừ gốc tự do, chuyển hóa chất béo, làm sạch gan và phòng ngừa bệnh gan. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt. Lưu ý, nên tránh các loại thực phẩm không còn tươi hay chứa chất bảo quản, hóa chất, phẩm màu và các loại thức ăn hun khói, tái sống, các loại gia vị có tính nóng như ớt, hạt tiêu…
2. Uống đủ nước
Nước giúp quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ ở gan diễn ra tốt hơn, ngược lại cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng quá trình tích tụ mỡ. Khi cơ thể mất nước, độc tố sẽ tích tụ trong thận, ruột, gan và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải độc cơ thể của gan.
Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu nước chức năng hoạt động của thận sẽ bị gián đoạn và “đùn đẩy” phần việc qua cho gan. Lúc này gan lại phải gánh thêm vai trò của thận khiến hiệu suất làm việc của gan bị giảm xuống. Do đó, để cải thiện chức năng gan hiệu quả cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
3. Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp cơ thể đốt cháy chất béo và giúp phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Theo các chuyên gia, tập thể dục thể thao làm giảm căng thẳng cho gan như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội) và tập tạ có thể cải thiện chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh và tăng cường tuần hoàn máu, giúp tim dễ dàng chuyển máu đến gan.
4. Giảm stress
Stress/căng thẳng là kẻ thù tiềm ẩn của sức khỏe nói chung và gan nói riêng. Stress thường xuyên cùng với rối loạn giấc ngủ dẫn đến sự tưới máu ở gan, làm cho quá trình nuôi dưỡng tế bào gan bị gián đoạn và khiến chức năng lọc gan suy giảm. Với những người thường xuyên mệt mỏi trong thời gian dài có thể gặp phải các dấu hiệu tổn thương gan như đau hạ sườn phải, tức ngực, rối loạn tiêu hóa…
Do đó, để bảo vệ gan nên cố gắng giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày bằng cách dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đi du lịch, tập luyện thể dục thể thao…
5. Ngủ đủ giấc
Theo đồng hồ sinh học của cơ thể, khoảng thời gian từ 23h đến 1h sáng hôm sau là lúc gan làm việc tích cực nhất, gan thải độc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể đồng thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Từ 1h đến 3h túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn và máu. Nhưng nếu bạn thức khuya, gan dễ bị tổn hại do tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan. Các phản ứng oxy hóa này sản sinh ra các chất trung gian độc hại sẽ làm tổn thương các tế bào gan và làm suy giảm vai trò của gan.
Bạn nên từ bỏ thói quen thức khuya tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả gan. Nên đi ngủ trước 22h để tạo được giấc ngủ sâu vào khoảng 23h đến 3h sáng để gan làm việc hiệu quả hơn.
6. Kiểm tra sức khỏe gan định kỳ
Đa số bệnh gan thường không có triệu chứng rõ ràng khiến bệnh dễ bị bỏ qua. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Do đó, mỗi người cần nâng cao ý thức tầm soát và kiểm tra chức năng gan 6 tháng/lần. Đăng ký kiểm tra sức khỏe tại đây để nhận được ưu đãi tháng 11 nhé!
eDoctor tổng hợp