Xơ vữa động mạch là sự tích tụ chất béo (mảng bám) bên trong động mạch. Điều này dẫn đến làm lòng động mạch hẹp, lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng bị giảm. Nếu lưu lượng máu bị giảm đáng kể hoặc bị chặn hoàn toàn, các cơ quan có thể bị tổn thương nghiêm trọng (đau tim, đột quỵ, vv). Có nhiều yếu tố nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch bao gồm bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, mỡ máu cao, huyết áp cao, lười vận động, yếu tố di truyền và bệnh béo phì.
Thường không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài cho đến khi lòng động mạch bị thu hẹp quá nhiều gây tình trạng máu không lưu thông đến các cơ quan. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, nhìn mờ, tê, yếu, đi lại, nói khó khăn, đau bụng, tiêu chảy, đau chân và da chuyển màu.
Hỏi tiền sử bệnh và kiểm tra thực thể, tiến hành siêu âm, xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), Xét nghiệm bảng chuyển hoá toàn diện (CMP), Điện tâm đồ (EKG), siêu âm mạch máu. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu: xét nghiệm cholesterol, thử nghiệm dược lý khi hoạt động mạnh hoặc căng thẳng. Chụp CT tim.
Không có cách chữa trị xơ vữa động mạch nhưng có thể điều trị để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Đó là xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: ăn thực phẩm giàu chất xơ, giảm ăn mặn, giảm các loại thức ăn có nhiều cholesterol; hạn chế uống rượu bia; tập thể dục đều đặn hàng ngày; bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; tránh căng thẳng về thể chất và tinh thần… Khi phát hiện xơ vữa động mạch, bệnh nhân thường được điều trị bằng một loại thuốc statin kể cả khi lượng cholesterol bình thường. Nếu các triệu chứng của một cơn đột quỵ hoặc bệnh tim xuất hiện, cần phải tới cơ sở y tế ngay.
Xơ vữa động mạch là tổn thương trong đó một khối vật chất bất thường được tạo thành bên trong động mạch, bám lên thành động mạch làm cho lòng động mạch bị hẹp lại, hậu quả là sự vận chuyển máu trong cơ thể bị cản trở, thiếu máu nuôi các bộ phận cơ thể do động mạch chi phối.
Đến nay, khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu cho thấy, xơ vữa động mạch là một bệnh tiến triển chậm và phức tạp, có thể bắt đầu trong thời thơ ấu, phát triển nhanh hơn khi cao tuổi.
Dưới tác động của các yếu tố nguy cơ, thành mạch bị tổn thương, cùng với thời gian, chất béo, cholesterol, tiểu cầu, tế bào mảnh vỡ và canxi lắng đọng trên thành động mạch. Các chất này có thể kích thích các tế bào của thành động mạch tạo ra các chất khác tiếp tục làm dày khối xơ vữa dẫn đến có nhiều tế bào tích tụ trong lớp áo trong của thành động mạch, nơi có tổn thương xơ vữa động mạch. Các tế bào này tích lũy lại, trong đó có nhiều tế bào vỡ ra. Đồng thời, chất béo cũng đọng lại xung quanh các tế bào này. Các mảng xơ này có thể dính lại với nhau hình thành cục máu đông.
Phòng tránh xơ vữa động mạch bằng các biện pháp: ăn thực phẩm giàu chất xơ, giảm ăn mặn, giảm các loại thức ăn có nhiều cholesterol; hạn chế uống rượu bia; tập thể dục đều đặn hàng ngày; bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; tránh căng thẳng về thể chất và tinh thần…
Mục đích điều trị nhằm làm giảm triệu chứng, giảm các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch; giảm nguy cơ hình thành cục máu đông; phòng ngừa xơ vữa động mạch…