Khàn tiếng, các triệu chứng giống nhiễm trùng đường hô hấp trên như ho, sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Nếu triệu chứng kéo dài, có thể phải soi thanh quản để loại trừ ung thư. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị bao gồm: nghỉ ngơi, hít thở không khí ẩm, súc miệng với nước muối. Thuốc steroid được dùng cho các triệu chứng nghiêm trọng. Kháng sinh thường không có tác dụng vì viêm thanh quản thường do vi-rút gây ra.
Bệnh viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành mạn tính, làm thay đổi giọng nói, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp.
Những nguyên nhân như: nói to, nói nhiều, nhiễm lạnh, nhiễm vi khuẩn, virus, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm,... đều dẫn tới viêm thanh quản.
Theo các chuyên gia, viêm thanh quản thường có triệu chứng ban đầu như: nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó chuyển sang đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc vướng như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Sau vài ngày, giọng nói người bệnh bị khản, thậm chí mất tiếng, ho khan sẽ chuyển dần sang có đờm.
Thông thường, để điều trị viêm thanh quản, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân thuốc nhóm chống viêm corticoid, kháng sinh và sử dụng nước muối sinh lý súc họng. Song song với đó, bệnh nhân cần giữ ấm vùng mũi, họng, ngực, mặc ấm, cần tránh để thanh quản phải làm việc quá sức. Nếu bị viêm mũi, viêm xoang, viêm nướu răng cần chữa sớm để tránh vi khuẩn di cư sang họng và tấn công thanh quản. Với những người sử dụng giọng nói liên tục, cần uống nhiều nước để làm ẩm thanh quản, nên ngắt quãng khi nói để có thời gian cho thanh quản nghỉ ngơi. Nếu bị viêm thanh quản kéo dài, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng, để bác sĩ khám và tư vấn điều trị.