eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Viêm ruột thừa

Ruột thừa là một đoạn ruột hẹp, kín, dài khoảng vài cm, bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng. Người ta cho rằng viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do tích tụ nhiều chất dịch nhầy trong lòng ruột thừa hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Ruột thừa không có chức năng và có thể vỡ nếu không được điều trị kịp thời.

TRIỆU CHỨNG

Buồn nôn, nôn, đau bụng. Cơn đau thường bắt đầu ở trung tâm bụng, sau đó di chuyển đến phía dưới bên phải. Các khu vực khác của bụng và thậm chí phía bên trái bụng cũng bị đau, tuy không thường xuyên.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh (CT hoặc siêu âm). Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm Lipase.

ĐIỀU TRỊ

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Dùng kháng sinh sau phẫu thuật để tránh nhiễm trùng.

Tổng quan

Ruột thừa là gì?

Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng.

Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể. Giống như những đoạn còn lại của đại tràng (ruột già) thì thành của ruột thừa cũng có chứa lớp cơ nhưng lớp cơ này phát triển kém.

Viêm ruột thừa là gì?

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa. Người ta nghĩ rằng viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do tích tụ nhiều chất dịch nhầy trong lòng ruột thừa hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Chất nhầy hay phân trở nên cứng, giống như đá và làm tắc nghẽn lỗ thông.

Hiện tượng phân cứng như đá được gọi là 'sỏi phân' (phân có kích thước bằng hạt đậu, cứng và bị canxi hóa gây tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng). Có thể có hiện tượng mô bạch huyết của ruột thừa bị phù và làm tắc nghẽn ruột thừa. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xảy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm. Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra. Sau khi ruột thừa vỡ, nhiễm trùng sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Tuy nhiên, hiện tượng nhiễm trùng này thường giới hạn thành một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là áp xe quanh ruột thừa.

Đôi khi, viêm ruột thừa có thể tự khỏi mà không cần phẫu thuật nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng không lan rộng vào ổ bụng. Viêm, đau và các triệu chứng sẽ biến mất. Trường hợp này có thể gặp ở những người già và được sử dụng kháng sinh.

Những bệnh nhân này có thể một thời gian lâu sau khi bị viêm ruột thừa sẽ đến gặp bác sĩ vì một khối ở vùng bụng dưới phải do kết quả của hiện tượng tự 'chữa lành' của cơ thể.

Nguyên nhân
  • Viêm ruột thừa có thể do một mảnh phân cứng (sỏi phân) mắc kẹt ở ruột thừa. Thêm vào đó, mô bạch huyết ở ruột thừa trở nên bị viêm và gây tắc ruột thừa. Ở nhiều trường hợp, nguyên nhân viêm cụ thể vẫn không được biết.
  • Khác với các tổn thương do chấn thương, viêm ruột thừa là nguyên nhân đau bụng thường gặp nhất cần phải phẫu thuật cấp cứu. Phần lớn các trường hợp viêm ruột thừa xuất hiện ở lứa tuổi từ 11 đến 20, mặc dù nó có thể xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi.
Nguyên nhân khác
  • Khi nhiễm trùng nặng hơn, đau trở nên nổi bật hơn ở phần dưới phải của bụng. Bệnh nhân thường có buồn nôn, nôn và biếng ăn. Ðau thường liên tục và ngày càng nặng. Bệnh nhân có thể tiêu chảy, sốt và lạnh run.Những triệu chứng này tiến triển vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có thể không kể lại thứ tự các triệu chứng được nêu ra ở trên. Vì thế, chẩn đoán viêm ruột thừa chính xác thường có thể gặp khó khăn. Ðiều này có thể đúng ở trẻ em rất nhỏ và ở bệnh nhân già.
  • Nhiều bệnh cảnh khác có thể giống viêm ruột thừa như viêm dạ dày ruột, sỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu, và một bệnh viêm ruột được gọi là bệnh Crohn. Ở phụ nữ, các bệnh cảnh như u nang buồng trứng và nhiễm trùng tiểu khung có thể giống với viêm ruột thừa.
  • Nếu nhiễm trùng của ruột thừa không được điều trị, ruột thừa sẽ vỡ hoặc thủng. Ðiều này đưa đến các biến chứng như viêm toàn bộ ổ bụng (viêm phúc mạc), hình thành áp xe và tắc ruột.
Phòng ngừa

Không có cách nào để tiên đoán xem viêm ruột thừa sẽ xảy ra lúc nào do đó cũng không có cách phòng ngừa. Có những trường hợp viêm ruột thừa chưa biến chứng, việc xử trí đơn giản, nhưng cũng có những trường hợp viêm ruột thừa khi nhập viện đã có biến chứng như vỡ, áp-xe ruột thừa, mủ tràn khắp ổ bụng, sau khi mổ, hậu phẫu vẫn còn nhiều phức tạp…

Do vậy, việc phát hiện và chẩn đoán sớm viêm ruột thừa để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm là rất cần thiết nhằm tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

Điều trị

Người ta không biết ruột thừa đóng vai trò gì trong cơ thể người và cũng không biết những vấn đề sức khoẻ về lâu dài do việc cắt bỏ ruột thừa gây ra.

  • Cắt ruột thừa cổ điển được thực hiện với gây mê. Một đường rạch nhỏ ở phần dưới của ổ bụng bên phải và qua đó ruột thừa được loại bỏ. Gần đây, cắt bỏ ruột thừa qua nội soi ổ bụng đang được thực hiện bởi các phẫu thuật viên. Cả hai phương pháp là những thủ thuật tốt và việc lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất được quyết định tốt nhất bởi phẫu thuật viên dựa trên cơ sở từng người.
  • Nếu ruột thừa không bị vỡ (thủng) tại thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân thường được cho về nhà trong vòng 1 đến 2 ngày. Nếu ruột thừa bị vỡ, thời gian nằm ở bệnh viện có thể từ 4 đến 7 ngày tuỳ vào mức độ trầm trọng của thủng và viêm phúc mạc. Kháng sinh đường tĩnh mạch được cho trong khi nằm viện để giúp tránh nhiễm trùng thêm và tạo áp xe.
  • Thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể không đến bác sĩ cho đến khi viêm ruột thừa đã hiện diện trong nhiều ngày, thậm chí vài tuần. Trong trường hợp này, một ổ áp xe thường được hình thành. Nếu ổ áp xe nhỏ, nó có thể được điều trị ban đầu bằng kháng sinh. Nói chung, ổ áp xe cần phải được dẫn lưu.Nó thường được thực hiện với sự hỗ trợ của siêu âm, hoặc chụp cắt lớp điện toán. Thường không an toàn để cắt bỏ ruột thừa khi một ổ áp xe được hình thành rõ. Ruột thừa được cắt từ vài tuần đến vài tháng sau khi ổ áp xe đã hồi phục. Cách này được gọi là cắt ruột thừa lúc nghỉ (hay cắt ruột thừa thì 2) và thực hiện để tránh đợt viêm ruột thừa khác.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.