Viêm ruột bao gồm 2 loại bệnh: bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Cả hai bệnh đều có xu hướng di truyền nhưng nguyên nhân chưa xác định được.
Bệnh Crohn gây ra viêm màng của đường tiêu hóa, là tình trạng viêm mạn tính đường ruột, thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trầm trọng. Tuy nhiên, bệnh không giới hạn ở riêng khu vực này mà còn tấn công bất kỳ phần nào của bộ máy tiêu hóa. Bệnh Crohn gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột, sâu hơn nhiều so với viêm đại tràng gây loét.
Viêm đại tràng gây loét là căn bệnh viêm ở ruột già (đại tràng). Viêm đại tràng gây loét thường nặng nhất ở vùng trực tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, phân thường có máu và chất nhầy nếu đại tràng bị tổn thương. Cũng giống như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng có thể gây suy nhược và các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Đau quặn bụng, sốt, mệt mỏi, tiêu chảy kéo dài, có máu trong phân.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Thử nghiệm bổ sung để xác lập chẩn đoán bao gồm: thuốc xổ bari, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) bụng, nội soi và sinh thiết đại tràng, nội soi đại tràng sigma, chụp X-quang ruột non và / hoặc các kiểm tra cho đường tiêu hóa trên. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP). Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Mục đích điều trị là ngăn chặn tình trạng viêm ở ruột non và / hoặc ruột già, cải thiện triệu chứng đau bụng và tiêu chảy, chữa lành mô ruột. Khi triệu chứng được kiểm soát, thuốc được sử dụng để giảm tần số bùng phát bệnh và duy trì tình trạng thuyên giảm. Phương pháp điều trị phổ biến bao gồm steroid, aminosalicylates, kháng sinh và thuốc điều chỉnh miễn dịch, như infliximab. Probiotics có thể giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh. Phẫu thuật được đề nghị cho những trường hợp nặng.
Hệ tiêu hóa bao gồm một tập hợp các cơ quan như dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng... có nhiệm vụ chuyển thức ăn thành dưỡng chất và hấp thu các dưỡng chất này vào máu để cung cấp cho cơ thể. Chúng ta hiếm khi chú ý đến hoạt động của chúng trừ khi có trục trặc, chẳng hạn như khi chúng ta bị viêm ruột.
Bệnh viêm ruột gồm 2 căn bệnh mạn tính: bệnh viêm đại tràng gây loét và bệnh Crohn. Mặc dù các căn bệnh này có nhiều đặc điểm chung nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt lớn.
Viêm đại tràng gây loét là căn bệnh viêm ở ruột già (còn được gọi là đại tràng). Viêm đại tràng gây loét thường nặng nhất ở vùng trực tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, với phân thường có máu và nước nhầy nếu đại tràng bị tổn thương. Cũng giống như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng có thể gây suy nhược và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Các nhà nghiên cứu y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm ruột. Họ cho rằng các yếu tố có thể gây bệnh gồm có môi trường, chế độ ăn uống và có thể có cả yếu tố di truyền. Nhiều bằng chứng y học cũng cho thấy thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn. Tại Mỹ, có trên 1 triệu người mắc bệnh viêm ruột, thường ở những người từ 15-30, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng lên cả trẻ em và người lớn. Theo ghi nhận, số trường hợp mắc bệnh này tại châu Âu và Bắc Mỹ cao hơn nhiều so với các khu vực khác của thế giới.
Nguyên nhân của bệnh Crohn chưa được biết. Một số nhà khoa học nghi ngờ là nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn, chẳng hạn như chủng Mycobacterium, có thể là nguyên nhân của bệnh Crohn. Tuy nhiên, đến nay đã không có bằng chứng thuyết phục rằng căn bệnh này được gây ra bởi nhiễm trùng xâm nhập. Crohn là bệnh không truyền nhiễm. Mặc dù chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng ở bệnh nhân bị bệnh Crohn, không chắc rằng chế độ ăn uống có phải là căn nguyên của bệnh này.
Kích hoạt hệ miễn dịch trong ruột là rất quan trọng trong viêm ruột. Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào miễn dịch và các protein mà các tế bào miễn dịch sản sinh. Thông thường, những tế bào và protein bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại, virus, nấm, và những kẻ xâm nhập bên ngoài khác. Kích hoạt hệ miễn dịch gây viêm xảy ra trong các mô kích hoạt.
Thông thường, hệ miễn dịch được kích hoạt chỉ khi cơ thể được tiếp xúc với những yếu tố có hại. Trong các bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột, hệ miễn dịch là bất thường và bị kích hoạt mạn tính trong khi không có mặt của bất kỳ tác nhân gây bệnh nào được biết đến. Tiếp tục kích hoạt bất thường hệ miễn dịch gây hậu quả là tình trạng viêm mãn tính và loét. Tính nhạy cảm để kích hoạt bất thường của hệ miễn dịch được cho là do biến đổi gen di truyền. Vì vậy, những người thân (anh chị em, con, và cha mẹ) của người bị bệnh viêm ruột có nhiều khả năng mắc bệnh này. Gần đây, một gen được gọi là NOD2 đã được xác định là liên quan với bệnh Crohn. Gen này là quan trọng trong việc xác định làm thế nào cơ thể phản ứng một số loại vi khuẩn. Người có đột biến trong gen này dễ phát triển thành bệnh Crohn.
Những thuốc dùng trong điều trị 2 dạng viêm ruột là giống nhau.