Viêm não thường do bị nhiễm vi-rút. Vi-rút gây viêm não có thể là vi-rút Herpes, vi-rút tây sông Nile, vi-rút gây bệnh sởi, thủy đậu, rubella và vi-rút viêm não ngựa equine. Nguyên nhân gây viêm não hiếm khi là do ung thư, vi khuẩn, vi nấm hoặc ký sinh trùng, từ thuốc hay phản ứng với tiêm chủng.
Nhức đầu, nhầm lẫn, sốt, nôn mửa, co giật, yếu ớt, đi lại khó khăn.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Quét CT não hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não, chọc dò dịch não tủy để xét nghiệm. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị hỗ trợ gồm theo dõi và kiểm soát huyết áp, tần số tim, hô hấp, rối loạn nước - điện giải và nhất là chống phù não. Ngoại trừ trường hợp viêm não do vi-rút Herpes, hầu hết các trường hợp viêm não không cần dùng kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng.
Mặc dù thuật ngữ 'viêm não' dùng để chỉ đến tình trạng viêm của não nói chung nhưng nó thường được dùng để chỉ tình trạng viêm của não được gây ra bởi virus. Những thể nặng và có khả năng đe dọa mạng sống của bệnh này khá hiếm.
Viêm não có 2 thể: thể tiên phát và thể thứ phát. Viêm não tiên phát là tình trạng nhiễm virus trực tiếp vào não và tủy sống. Ở viêm não thứ phát, virus ban đầu xâm nhập vào một khu vực khác của cơ thể rồi sau đó mới di chuyển đến não.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não thông thường là do nhiễm vi-rút. Một vài loại vi-rút gây bệnh bao gồm vi-rút herpes (gây bệnh mụn giộp); vi-rút arbo được truyền sang người từ muỗi, ve hay những loại côn trùng khác; vi-rút rabies (vi-rút gây bệnh dại) nhiễm từ vết cắn của một số động vật…
Có hai nguyên nhân gây bệnh được phân loại qua hai cách xâm nhập của vi-rút vào não:
Ngoài ra, tình trạng nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh Lyme (một căn bệnh do nhiễm loại vi khuẩn được truyền từ một loại ve, phát hiện lần đầu ở Lyme – địa phận thuộc bang Connecticut, Anh) đôi khi dẫn đến viêm não, hoặc khi cơ thể bị nhiễm ký sinh như toxoplasmosis, nếu hệ miễn dịch của người bị nhiễm ký sinh này bị suy yếu cũng có thể gây ra viêm não.
Bệnh nhân có thể có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm:
Vì viêm não có thể xuất hiện sau hoặc đi kèm với các chứng nhiễm virus nên đôi khi có những triệu chứng đặc trưng của các bệnh này trước khi có viêm não. Tuy vậy, viêm não thường xuất hiện mà không có triệu chứng báo trước nào cả.
Các bệnh này thường là những bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em như sởi, quai bị và thủy đậu và có thể phòng ngừa hiệu quả bằng tiêm chủng.
Trong những vùng mà viêm não được lây truyền do côn trùng, nhất là muỗi, thì trẻ em nên:
Điều trị gồm theo dõi và kiểm soát huyết áp, tần số tim, hô hấp, rối loạn nước - điện giải và nhất là chống phù não.
Ngoại trừ trường hợp viêm não do vi-rút Herpes simplex, hầu hết các trường hợp viêm não không cần dùng kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng. Có thể dùng corticosteroid, các dung dịch ưu trương để điều trị phù não. Các thuốc an thần và chống co giật sử dụng khi có co giật. Trong trường hợp nặng có rối loạn hô hấp, tuần hoàn, bệnh nhân cần điều trị tích cực như thông khí nhân tạo, chống sốc...
Điều trị phục hồi chức năng cho những bệnh nhân có di chứng.
Bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn không di chứng. Tuy nhiên trong các trường hợp khác như viêm não do vi-rút Herpes simplex, viêm não Nhật Bản B, viêm não do vi-rút ruột tình trạng tổn thương tế bào não cũng như phù não gây nên các di chứng nặng nề như suy giảm khả năng học tập, mất trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động cơ, động kinh, thay đổi nhân cách…
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể đưa đến bại não. Trường hợp viêm não tổn thương nặng đến thân não, nơi có trung tâm hô hấp, tuần hoàn, điều nhiệt… bệnh nhân dễ tử vong.