eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, hay tái phát, có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải. Thời điểm khởi phát bệnh hay gặp nhất là từ 15-40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, có khoảng > 15% số bệnh nhân ở thời điểm chẩn đoán trên 60 tuổi.

TRIỆU CHỨNG

Đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo phân nhày máu, đau bụng, sốt, gầy sút, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn nước và điện giải, chướng bụng, liệt ruột cơ năng. Xanh xao, hoa mắt chóng mặt do thiếu máu, đau khớp hoặc viêm khớp, viêm da mủ hoại tử, loét miệng, viêm mống mắt, viêm màng mạch nho, gan nhiễm mỡ, sỏi thận, tắc mạch: huyết khối tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi…

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Nội soi đại tràng toàn bộ và mô bệnh học. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và sinh hóa máu. Chụp X-quang bằng phương pháp đối quang kép có thể phát hiện các ổ loét trên thành ruột. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT Scan).

ĐIỀU TRỊ

Tùy theo mức độ nặng và phạm vi tổn thương của bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Ưu tiên điều trị nội khoa. Các thuốc điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu gồm dẫn xuất của 5-ASA, Gluccorticoid, thuốc ức chế miễn dịch. Nếu bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa, cắt toàn bộ đại tràng có thể được chỉ định.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.