eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng (ruột già) thường bắt đầu từ trực tràng và lan lên trên, gây ra triệu chứng tiêu chảy có máu. Các khu vực bị viêm loét có thể tạo thành các ổ áp xe nhỏ trong niêm mạc ruột già. Bệnh dễ bị nhầm với nhiễm trùng ruột kết và thường tái phát, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40. Có mối liên hệ giữa bệnh viêm loét đại tràng với ung thư ruột kết.

TRIỆU CHỨNG

Tiêu chảy, phân thường có máu và chất nhầy, đau bụng quặn, sốt, sụt cân, khó chịu ở hậu môn.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Nội soi đại tràng. Xét nghiệm kiểm tra tốc độ lắng máu (ESR), xét nghiệm sinh hóa Protein phản ứng C (CRP). CT scan bụng để loại trừ biến chứng của viêm đại tràng. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu của điều trị là làm giảm viêm, giúp làm giảm triệu chứng và chữa lành đại tràng. Điều trị có thể bao gồm: nhập viện, dùng corticosteroid, 5-aminosalicylates như mesalamine (Tidocol), immunomodulators (azathioprine / Imuran, 6-mercaptopurine / 6-MP và infliximab / Remicade hoặc các thuốc tác nhân sinh học khác). Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng nếu bệnh không đáp ứng với thuốc để loại bỏ nguy cơ ung thư ruột kết.

Tổng quan

Đại tràng là một phần của ống tiêu hoá, chứa phân. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng, nối với phía dưới là hậu môn.

Viêm loét đại tràng là thuật ngữ để chỉ tình trạng loét và viêm lớp niêm mạc đại tràng gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và chảy máu trực tràng.

Bệnh viêm loét đại tràng nếu không được điều trị sớm thì sẽ làm cho người bệnh mất máu gây thiếu máu, nặng hơn là trụy tim mạch, nếu có tiêu chảy, mất máu và sốt. Bệnh mãn tính có thể gây viêm, loét đại tràng bùng phát, nhiễm độc và có thể gây thủng đại tràng. Thủng đại tràng là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, vì có thể dẫn đến viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và nguy cơ tử vong rất cao, nhất là người có tuổi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của viêm, loét đại tràng là do hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch trong ruột. Hệ thống miễn dịch này bao gồm: miễn dịch tế bào và miễn dịch proteins do tế bào sản xuất. Các tế bào và các protein này dùng để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại như vi khuẩn, virút, ký sinh trùng (nấm, lỵ amip, giun) và các yếu tố ngoại lai có hại xâm nhập khác theo đường ăn uống (thức ăn, nước uống).

Bình thường, hệ thống miễn dịch chỉ hoạt động khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố xâm nhập có hại. Tuy nhiên, trong bệnh viêm loét đại tràng, do sự rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch xảy ra một cách thường xuyên mặc dù vẫn chưa có yếu tố có hại xâm nhập. Do sự hoạt hoá bất thường và liên tục của hệ thống miễn dịch như vậy là nguyên nhân gây viêm và loét đại tràng mãn tính.

Nguyên nhân khác

Bệnh nhân bị viêm đại tràng có tiên lượng tốt hơn bệnh nhân bị viêm đại tràng lan rộng. Các loại viêm loét đại tràng khác nhau được phân loại tuỳ theo vị trí và mức độ lan rộng của viêm:

Viêm loét trực tràng:

Thường viêm giới hạn ở trực tràng. Ở một vài bệnh nhân bị viêm loét trực tràng, triệu chứng chảy máu trực tràng nhẹ, không liên tục, có thể đây là triệu chứng duy nhất.  Ở những bệnh nhân khác, triệu chứng viêm trực tràng có vẻ nặng hơn, họ trải qua cơn đau vùng trực tràng, cảm giác mót đi đại tiện (đột ngột mót đi đại tiện và không chịu nổi vì sợ bẩn), và cảm giác mót rặn, đau quặn (đau khi ruột có nhu động).

Viêm loét đại tràng xích-ma (là một đoạn ngắn nối với trực tràng) và trực tràng:

Triệu chứng của viêm loét đại tràng xích-ma và trực tràng cũng giống với viêm loét trực tràng, bao gồm chảy máu trực tràng, cảm giác mót đi đại tiện, buốt mót vùng hậu môn, đau quặn bụng. Một số bệnh nhân bị viêm loét đại tràng xích ma-trực tràng cũng có triệu chứng tiêu chảy có máu và đau quặn.

Viêm loét đại tràng trái bắt đầu từ trực tràng lan lên đoạn đại tràng bên trái (đại tràng xích-ma và đại tràng xuống). Triệu chứng của viêm loét đại tràng trái gồm tiêu chảy phân có máu, đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng trái, sụt cân.

Viêm toàn bộ đại tràng (gồm cả đại tràng phải, đại tràng trái, đại tràng ngang và trực tràng). Triệu chứng của viêm loét toàn bộ đại tràng bao gồm ỉa ra máu, đau quặn bụng, sụt cân, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi về đêm. Một số bệnh nhân bị viêm loét toàn bộ đại tràng có mức độ viêm nhẹ và có triệu chứng nhẹ, dễ dàng đáp ứng với điều trị thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm toàn bộ đại tràng thường là bệnh nặng và khó điều trị hơn so với những người bị viêm loét đại tràng còn khu trú.

Viêm loét đại tràng bùng phát, hiếm gặp nhưng là dạng bệnh cực kỳ nặng của viêm loét toàn bộ đại tràng, người bệnh mất nước, đau bụng dữ dội. Bệnh nhân bị viêm đại tràng bùng phát, tiêu chảy ra máu kéo dài và thường bị choáng. Bệnh nhân có nguy cơ bị phình đại tràng nhiễm độc (giãn đại tràng do viêm nặng) và thủng đại tràng.

Những bệnh nhân bị viêm đại tràng bùng phát và phình đại tràng do nhiễm độc cần phải nhập viện để điều trị bằng thuốc truyền tĩnh mạch. Nếu không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, thì cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ đại tràng để phòng ngừa thủng đại tràng.

Trong khi đó mức độ nặng của viêm loét đại tràng tiến tiển và thoái triển theo thời gian, vị trí và độ lan rộng của viêm đại tràng trên bệnh nhân thường giữ ổn định. Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị viêm loét trực tràng bị tái phát, thường viêm cũng chỉ giới hạn ở trực tràng.

Ở một số ít bệnh nhân(dưới 10%) viêm loét trực tràng hay trực tràng xích-ma, về sau có thể biến thành viêm đại tràng lan rộng. Do đó, ban đầu bệnh nhân chỉ bị loét trực tràng, về sau có thể phát triển thành viêm loét đại tràng trái hoặc bị viêm loét toàn bộ đại tràng.

Phòng ngừa

Chế độ ăn uống và luyện tập có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm loát đại tràng. Cần có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để có một kế hoạch dự phòng cho bệnh này.

  • Nên ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa. Không nên ăn các thức ăn lâu ngày, thức ăn ôi thiu.
  • Bên cạnh đó nên có một chế độ luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, chống lại các bệnh tật.
Điều trị
  • Nếu bệnh nhẹ có thể điều trị ngoại trú theo đơn thuốc và chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Không nên tự mua thuốc điều trị hoặc dùng thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là không để những người không có chuyên môn về y điều trị cho mình.
  • Khi bệnh đã ở mức độ bùng phát thì cần phải nhập viên để điều trị, người bệnh không được chủ quan tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Việc có phải phẫu thuật hay không phải do bác sĩ khám bệnh và điều trị cho mình tư vấn cho người bệnh biết.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.