Viêm khớp thông thường được hiểu là viêm một hay nhiều khớp. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, bao gồm nhiễm trùng và các tình trạng viêm như: viêm xương khớp, bệnh gút, giả gút, viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm cột sống dính khớp, bệnh vẩy nến.
Đau khớp, sưng khớp, nóng đỏ khớp, chuyển động khó.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu và / hoặc phân tích dịch khớp để xác định nguyên nhân của bệnh viêm khớp. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI). Xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân (ANA). Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), tốc độ lắng của hồng cầu (ESR), yếu tố dạng thấp (RF). Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị tùy thuộc vào loại viêm khớp. Nếu khớp bị nhiễm trùng, điều trị chủ yếu là thuốc kháng sinh và loại bỏ dịch khớp. Đối với các nguyên nhân khác, điều trị có thể bao gồm: các thuốc chống viêm không steroid / NSAIDs (ibuprofen / Motrin hoặc Advil, naproxen / Naprosyn hoặc Aleve), acetaminophen (Tylenol), sulfasalazine, corticosteroid (prednisone), methotrexate, liệu pháp sinh học và / hoặc liệu pháp miễn dịch.
Viêm khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm. Viêm khớp thông thường được hiểu là viêm một hay nhiều khớp. Viêm khớp thường có kèm triệu chứng đau khớp.
Các loại viêm khớp: Có nhiều dạng viêm khớp khác nhau (trên 100 dạng). Các dạng viêm khớp có thể có liên quan đến hiện tượng 'mòn và rách' sụn khớp (ví dụ viêm xương khớp) hoặc hiện tượng đáp ứng miễn dịch quá mức (ví dụ viêm khớp dạng thấp).
Do di truyền; bệnh tự miễn; bệnh mắc phải: sau chấn thương, thoái hóa, dị ứng hoặc viêm nhiễm do lao...
Nhiều người cho rằng viêm khớp chỉ xuất hiện ở độ tuổi trung niên hoặc những người có tuổi. Đó là một quan niệm sai lầm, viêm khớp có thể xuất hiện ngay từ khi còn trẻ, vì vậy để phòng ngừa viêm khớp cần phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ.
Việc điều trị viêm khớp tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây nên viêm khớp, độ nặng và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tuổi tác và nghề nghiệp cũng là những khía cạnh cần được xem xét để bác sĩ có thể đưa ra những kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu có thể, việc điều trị sẽ tập trung vào việc loại bỏ những nguyên nhân gây viêm khớp. Tuy nhiên, nếu các nguyên nhân này không thể được chữa khỏi (Ví dụ như trường hợp viêm xương khớp hay viêm khớp dạng thấp) thì việc điều trị sẽ hướng đến mục tiêu làm giảm đi các triệu chứng của viêm khớp, ngăn chặn những tổn thương khớp không hồi phục hay tàn phế và mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.
Có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm xương khớp và các dạng viêm khớp mạn tính khác mà không cần dùng thuốc. Thực tế, việc thay đổi lối sống mà không cần dùng thuốc là phương pháp điều trị được ưa chuộng đối với bệnh viêm xương khớp và các dạng viêm khớp khác. Khi cần thiết thì có thể sử dụng thuốc cùng với việc thay đổi lối sống.
Đối với viêm khớp thì tập thể dục là cần thiết để duy trì khớp khỏe mạnh, giảm đau, giảm hiện tượng cứng khớp, cải thiện sức mạnh của cơ và xương. Mỗi cá nhân cần được thiết kế chương trình tập riêng bởi bác sĩ vật lý trị liệu, bao gồm: các bài tập vận động về độ mềm dẻo, tăng trương lực cơ, các bài tập về sức bền.
Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng những liệu pháp nóng, lạnh khi cần thiết và có thể cố định bạn bằng những thanh nẹp hay các thiết bị chỉnh hình khác để giúp nâng đỡ và điều chỉnh khớp. Điều này đặc biệt cần thiết đối với viêm khớp dạng thấp. Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng các liệu pháp bằng nước, mát-xa bằng nước đá, hoặc kích thích các dây thần kinh qua da.
Cũng quan trọng như tập thể dục. Nên ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ.