Là loại viêm khớp ảnh hưởng đến khớp cùng chậu (sacroiliac) và cột sống. Các triệu chứng bao gồm đau và cứng khớp, thường bắt đầu ở lưng, sau đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống từ cổ trở xuống. Xương cột sống có thể dính với nhau, khiến cột sống trở nên cứng nhắc. Những thay đổi này có thể nhẹ hoặc nặng. Bệnh có thể gây đau và cứng các khớp khác, như hông và đầu gối. Bệnh phổ biến hơn ở nam giới trong độ tuổi 20-40.
Đau lưng, đau cổ, cứng khớp, mệt mỏi, cột sống cong về phía trước, đau mắt đỏ (hiếm gặp).
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm tìm kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 và chụp X-quang. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), phân tích nước tiểu (UA). Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị có thể bao gồm: thuốc chống viêm không steroid / NSAIDs (ibuprofen / Motrin hoặc Advil, naproxen / Naprosyn hoặc Aleve), acetaminophen (Tylenol), tập thể dục, sulfasalazine, methotrexate, liệu pháp sinh học và / hoặc liệu pháp miễn dịch.
Theo ThS.BS. Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân dân 115, viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính khá phổ biến ở nước ta. Viêm cột sống dính khớp như tên gọi là bệnh lý viêm của khớp trục như cột sống và khớp cùng - chậu mạn tính gây cứng và dính cột sống.
Tuy nhiên, các khớp ngoại biên khác, nhất là các khớp lớn ở chi dưới như khớp háng và khớp gối cũng có thể bị tổn thương. Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường là hai nguyên nhân chính, tương tác với nhau một cách chặt chẽ để gây nên bệnh.
Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ tiến triển nặng dần, dẫn đến dính và biến dạng toàn bộ cột sống với hai khớp háng, khiến người bệnh bị tàn phế, không đi lại được. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình và xã hội.
Người bệnh thường có tư thế giảm đau xấu là nằm nghiêng co lưng tôm, hoặc nằm ngửa kê gối cao đầu. Hậu quả là bị gù lưng, đi đứng lom khom, đầu cúi về phía trước. Gù lưng nhiều có thể khiến các xương sườn chạm vào cánh xương chậu, hạn chế giãn nở lồng ngực, gây suy hô hấp, suy tim. Các biến chứng nặng nề khác của bệnh là lao phổi, liệt hai chân do chèn ép tủy và rễ thần kinh.
Cho đến nay, khoa học chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã hướng đến yếu tố nhiễm khuẩn và yếu tố cơ địa của người bệnh.
Do vậy, để giảm nguy cơ viêm cột sống dính khớp, cần phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng và bệnh đường tiết niệu; nếu mắc phải thì điều trị ngay. Ngoài ra, nên tránh một số yếu tố khác như chấn thương, gắng sức, điều kiện vệ sinh kém...
Trong thời kỳ đầu phát bệnh, các triệu chứng thường nhẹ nên không được chú ý. Khi triệu chứng đã rõ thì bệnh đã tiến triển được nhiều tháng cho đến vài năm.
Nếu có các biểu hiện nói trên, bạn cần đến khám tại bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa cho chụp X-quang cột sống, đặc biệt là khớp cùng chậu và làm các xét nghiệm máu, dịch khớp.
Ngày nay để chẩn đoán sớm bệnh người ta có thể áp dụng phương pháp cộng hưởng từ hay tìm yếu tố HLAB27. Xét nghiệm tốc độ máu lắng và CRP để xác định tình trạng viêm và theo dõi độ tiến triển bệnh.
Để không bị tàn phế khi viêm cột sống dính khớp, cần phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan.