eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Viêm cổ tử cung

Cổ tử cung là phần cuối của tử cung, nối với âm đạo. Viêm cổ tử cung có thể do nhiễm trùng (do vi khuẩn, virut), kích ứng hóa học hoặc phản ứng dị ứng. Các vi khuẩn, virut phổ biến gây viêm cổ tử cung là lậu cầu khuẩn, khuẩn Chlamydia, virut Herpes, virut HPV hoặc trùng roi trichomonas. Kích ứng hóa học hoặc phản ứng dị ứng thường xảy ra khi tiếp xúc với bao cao su hoặc thuốc diệt tinh trùng.

TRIỆU CHỨNG

Đau âm đạo, dịch tiết âm đạo, chảy máu âm đạo bất thường, cảm giác đầy âm đạo, đau khi giao hợp.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tùy theo nguyên nhân gây bệnh, như loại bỏ các chất gây kích ứng, dị ứng, điều trị các nhiễm trùng.

Tổng quan

Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến, rất nhiều chị em trong độ tuổi 20-50 mắc phải. Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung. Ở tình trạng bình thường, khả năng những vùng này viêm nhiễm thấp. Nhưng nếu bị những tổn thương cơ giới như các hành vi tình dục mang tính thô bạo, sinh hoạt tình dục quá nhiều và không vệ sinh, sinh con sớm, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục... thì sẽ làm cho sức đề kháng của cổ tử cung yếu đi và tạo cơ hội cho những vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh viêm cổ tử cung (hoặc viêm thân tử cung).

Nguyên nhân
  • Do các tổn thương hoặc kích thích. Thời kì sinh đẻ hoặc phá thai làm cho cổ tử cung bị tổn thương gây nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp của chứng viêm cổ tử cung cấp tính.
  • Quan hệ tình dục quá nhiều và không đảm bảo vệ sinh cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cổ tử cung.
  • Nhiễm khuẩn dị vật trong âm đạo. Khi gạc, bông gòn hoặc các dị vật khác đặt trong âm đạo quá lâu rất dễ gây nhiễm khuẩn dẫn đến viêm cổ tử cung cấp tính.
  • Chứng viêm âm đạo. Khi bị viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas, do nấm hoặc vi khuẩn có thể đồng thời mắc chứng viêm cổ tử cung cấp tính. Khi nhiễm song cầu khuẩn bệnh lậu thường mắc bệnh viêm cổ tử cung cấp tính do vi khuẩn lậu gây nên.
  • Kích thích yếu tố lý hóa. Sử dụng dung dịch rửa âm đạo có tính chua hoặc tính kiềm với nồng độ cao, hoặc dùng thuốc đặt âm đạo có độ ăn mòn cao đều có thể ảnh hưởng đến âm đạo, các tổ chức cổ tử cung, gây viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.
Nguyên nhân khác

Viêm cổ tử cung cấp tính

Khí hư nhiều, có mủ, kèm theo cảm giác đau lưng và đau bụng dưới, thường có các triệu chứng của đường tiết niệu như: tiểu nhiều, tiểu buốt.

Khi nặng có thể thấy máu kinh tăng nhiều, giữa các kì kinh có ra máu, ra máu sau khi quan hệ tình dục...

Viêm cổ tử cung mạn tính

Khí hư ra nhiều, có màu trắng sữa, màu xanh hay vàng, dạng nhầy hoặc trong khí hư có các sợi máu hoặc ra máu khi quan hệ tình dục, có kèm theo ngứa âm hộ, đau bụng dưới hoặc thắt lưng, thường thấy nặng vùng chậu, đau bụng kinh hoặc kinh nguyệt không đều.

Các triệu chứng nặng hơn trong thời kì kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục.

Phòng ngừa
  • Không quan hệ tình dục quá sớm
  • Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Vệ sinh bộ phận bộ phận sinh dục đúng cách: Không nên thụt rửa âm đạo, không dùng các loại xà phòng có tính chất tẩy mạnh...
  • Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh
  • Tránh nạo phá thai.
  • Điều trị triệt để các viêm âm đạo.
  • Thực hiện hành vi tình dục an toàn.
Điều trị

Các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung bằng áp, đốt điện, laser... và hiện nay là phương pháp dùng ánh sáng năng lượng cao chiếu vào thực ra cũng là cách dùng nhiệt để điều trị vùng thương tổn của cổ tử cung, không có ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.