eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Viêm bờ mi

Viêm mí mắt là tình trạng viêm mạn tính của bờ mi, thường do vi trùng gây ra, tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chú ý có thể gây viêm tấy, sưng đỏ, rất khó chịu.

TRIỆU CHỨNG

Đỏ mắt, ngứa mắt, nóng rát mí mắt, sưng mí mắt, mí mắt đóng vảy cứng.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

ĐIỀU TRỊ

Xử lý viêm mí mắt không quá phức tạp nhưng cần chú ý đề phòng bệnh tái phát. Có thể bắt đầu bằng việc vệ sinh mắt mỗi ngày với nước ấm, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Tổng quan

Viêm bờ mi gồm nhiều tổn thương cấp tính và mạn tính. Đây là một bệnh thường gặp, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân, việc điều trị có khi rất dai dẳng vì khó xác định được nguyên nhân.

Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm bờ mi hiện nay tương đối cao. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể  nhưng dựa vào số lượng thực tế tại các phòng khám cho thấy số bệnh nhân viêm bờ mi mắt chiếm gần 1/3 số lượng bệnh nhân đến viện khám.

Nguyên nhân
  • Viêm bờ mi do vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus): Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, thường xảy ra ở người trẻ.
  • Viêm bờ mi do tăng tiết hoặc rối loạn tuyến bã nhờn. Có thể đơn độc hoặc phối hợp với viêm bờ mi do tụ cầu
Nguyên nhân khác
  • Người bệnh thấy cảm giác nóng, ngứa và rát da, đặc biệt vào buổi sáng, hai mi mắt dính vào nhau. Mi mắt đỏ, ướt, nứt nẻ và đóng vảy ở góc ngoài, góc trong hoặc cả hai góc mắt (gọi là toét mắt).
  • Có thể có cảm giác nặng mi, sợ ánh sáng. Mi mắt sưng và đỏ, bong da xung quanh mi mắt, có vảy ở lông mi lúc ngủ dậy, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi.
  • Trường hợp nặng có thể gây viêm kết mạc, giác mạc mắt.
Phòng ngừa
  • Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh mắt, dùng nước sạch, khăn sạch để rửa mặt, đeo kính bảo vệ khi phải tiếp xúc với gió, bụi
  • Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề
  • Không rụi mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan.
  • Tẩy trang cho mắt sạch sẽ sau khi trang điểm mắt. Thay mascara ít  nhất 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm
  • Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau, hoặc đồ trang điểm mắt.
  • Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm trùng nào khác.
Điều trị
  • Điều trị tại chỗ
    • Vệ sinh mi mắt và masage tại chỗ
    • Sử dụng kháng sinh bôi, nhỏ mắt tại chỗ nếu do vi khuẩn.
  •  Điều trị toàn thân
    • Điều trị các bệnh toàn thân mạn tính có liên quan (nếu có): Viêm nhiễm mạn tính đường tiêu hóa, đái tháo đường…
    • Nâng cao thể trạng: Vitamin A, dầu gan cá thu, vitamin 3B…

Chú ý : không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.