eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nằm ở mặt trước của cổ, ngay dưới "quả táo Adam". Tuyến giáp sản xuất hormone điều hòa huyết áp, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp, tùy thuộc vào loại tế bào ung thư, bao gồm: ung thư tuyến giáp dạng nhú, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể tuỷ, ung thư tuyến giáp không biệt hoá, và lympho tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp rất hiếm gặp, có thể xảy ra ở những bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ liều lượng lớn hoặc có tiền sử gia đình bị phì đại tuyến giáp (bướu cổ).

TRIỆU CHỨNG

Ở giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng. Khi khối u phát triển, bệnh nhân có thể cảm nhận thấy khối u ở phía trước cổ, u trong cổ họng, khàn giọng, sưng hạch bạch huyết, khó nuốt, khó thở, đau cổ, đau họng.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh bao gồm: xét nghiệm máu, siêu âm, quét tuyến giáp bằng hạt nhân phóng xạ, sinh thiết tuyến giáp. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ của bệnh. Hầu hết bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật. Phương pháp điều trị khác có thể bao gồm hóa trị, iốt phóng xạ và bức xạ. Hầu hết bệnh nhân phải dùng thuốc thay thế tuyến giáp sau khi điều trị ung thư trong suốt cuộc đời.

Tổng quan

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Nó là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Đa số ung thư tuyến giáp là ung thư biểu mô biệt hoá cao, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị chính yếu là phẫu thuật. Đa số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm và tích cực.

Có 4 dạng ung thư tuyến giáp chính là: dạng nhú, dạng nang, dạng tuỷ và dạng không biệt hóa. Các bác sĩ có thể gọi tên dạng ung thư theo týp tế bào quan sát được trên kính hiển vi hoặc theo kiểu phát triển của khối u.

><figcaption></figcaption></figure></div><ul><li>Ung thư dạng nhú phát triển từ các tế bào sản xuất các hoóc-môn tuyến giáp chứa i-ốt. Các tế bào ung thư phát triển rất chậm và tạo thành nhiều cấu trúc nhỏ hẹp hình nấm trong khối u. Các bác sĩ thường điều trị thành công các khối u này thậm chí ngay cả khi các tế bào u đã lan sang các hạch bạch huyết lân cận. Các khối u dạng nhú chiếm khoảng 80% toàn bộ các dạng ung thư tuyến giáp.</li><li>Các khối u dạng nang cũng phát triển từ các tế bào tạo hoóc-môn chứa i-ốt. Những khối u này có một lớp mô mỏng bao quanh được gọi là vỏ. Nhiều u dạng nang có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể khó kiểm soát được nếu khối u xâm lấn vào mạch máu hoặc tăng trưởng xuyên qua vỏ sang các cấu trúc vùng cổ lân cận. Khoảng 17% ung thư tuyến giáp là các u dạng nang.</li><li>Các khối u dạng tuỷ ảnh hưởng các tế bào tuyến giáp sản xuất hoóc-môn không chứa i-ốt. Mặc dù những khối u này phát triển chậm nhưng chúng khó kiểm soát hơn so với các u dạng nang và dạng nhú. Các tế bào ung thư có xu thế lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Chỉ có khoảng 5% các loại ung thư tuyến giáp là các khối u dạng tuỷ. Người ta dự đoán rằng cứ 10 người bị ung thư tuyến giáp dạng tuỷ thì có 1 người là do di truyền.</li><li>Các khối u không biệt hóa là loại tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các loại khối u tuyến giáp. Các tế bào ung thư, đặc biệt bất thường, lan rất nhanh sang các bộ phận khác của cơ thể. Các khối u không biệt hóa chiếm khoảng 15% trong tổng số ung thư tuyến giáp và thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi.</li></ul></div></div><div class=
Nguyên nhân
  • Tiền căn xạ trị vùngcổ lúc nhỏ vì bệnh lành tính hoặc bị nhiễm phóng xạ (ví dụ sau tai nạn hạt nhânChernobyl tỉ lệ ung thư tuyến giáp của cư dân vùng này tăng lên) làm gia tăngnguy cơ carcinôm tuyến giáp biệt hoá tốt với đỉnh cao nguy cơ từ 12 đến 25 nămsau tiếp xúc.
  • Phơi nhiễmhexachlorobenzene và tetracholorodibenzo-p-dioxin.
  • Tiền căn gia đình cóbệnh đa bướu nội tiết, hội chứng Pendred, hội chứng Gardner và hội chứngCowden.
  • Các đột biến về genesinh ung và gene đè nén bướu trong ung thư tuyến giáp.
  • Hoạt hoá các genetyrosine kinase: tái sắp xếp gene sinh ung RET/PTC ở nhiễm sắc thể 10 xảy ratrong 5-35% carcinôm dạng nhú tự phát…
Nguyên nhân khác

Ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng ngay từ ban đầu khi bệnh mới xuất hiện. Vì vậy, người bệnh sẽ rất khó nhận biết. Trong một số ít trường hợp, ung thư tuyến giáp có các triệu chứng đầu tiên là khối u thứ cấp trong xương hoặc phổi sau khi ung thư đã lan tràn ra ngoài tuyến giáp.

Đặc điểm chung triệu chứng ung thư tuyến giáp sớm:

Đại đa số ung thư tuyến giáp đều tiến triển âm thầm, chậm chạp và kéo dài nên bệnh nhân thường không nhận thấy được ngay những thay đổi của toàn thân, vẫn lao động và sinh hoạt bình thường cho đến khi xuất hiện những rối loạn tại chỗ do u chèn ép, xâm ấn (dây khó thở và không ăn uống được), khối u hoại tử, bội nhiễm và loét thì tình trạng toàn thân mới sa sút nặng.

  • Khối u: thường do bệnh nhân hay người nhà tình cờ phát hiện ra, u to ra dần, di động theo nhịp nuốt, có thể nằm ở bất cứ vị trí nào của tuyến giáp. Thường chỉ có 1 nhân đơn độc nhưng cũng có khi có nhiều nhân và nằm ở cả hai thùy tuyến giáp. Mật độ thường chắc, bề mặt thường gồ ghề.
  • Hạch cổ: có khi u chưa sờ thấy được nhưng đã có hạch ở cổ to. Tuy nhiên, những triệu chứng sớm này khó phân biệt với một bướu lành tính, do đó khi có hạch cổ kèm theo khối u với những tính chất như trên thì luôn phải cảnh giác và tìm biện pháp chuẩn đoán xác định ung thư sớm.
 src=

Các triệu chứng ung thư tuyến giáp muộn:

  • Khối u: có khi khá lớn, lấn ra phía trước, ra sau, lên hai cực trên sát hai góc hàm và xuống dưới vào trong trung thất (khám lâm sàng không sờ thấy được cực dưới của u).
    Bề mặt thường gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc có chỗ mềm. Đặc biệt, khối u đính chặt và xâm lấn vào các cơ quan vùng cổ nên ranh giới không rõ và khả năng di động kém, Có khi khối u xâm chiếm và loét sùi qua da vùng cổ, gây chảy máu và bội nhiễm tại chỗ.
  • Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn… ở các mức độ khác nhau do khối u phát triển xâm lấn và chèn ép các cơ quan xung quanh. Các triệu chứng này gặp với tỉ lệ cao và sớm, nhất là ở ung thư thể không biệt hóa.
  • Cảm giác vướng tức, bó chặt ở vùng cổ: là triệu chứng ung thư tuyến giáp thường gặp, có khi cảm giác đau tức tại u lan lên góc hàm, mang tai cùng bên do u chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.
  • Hạch to ở vùng cổ (dọc hai bên khí quản, theo các bờ trong, ngoài và sau hai cơ ức đòn chũm, góc hàm, hố thượng đòn…).
Phòng ngừa

Vì không có triệu chứng đặc trưng rõ ràng nên việc phòng ngừa ung thư tuyến giáp là tương đối khó. Nếu muốn biết mình có nguy cơ cao bị các loại ung thư tuyến giáp có tính di truyền, bạn nên đi làm xét nghiệm máu. Những người nào được phát hiện có nguy cơ bị ung thư, có thể cần phải cắt bỏ tuyến giáp để phòng ung thư dù là chưa có triệu chứng gì cả.

Việc theo dõi định kỳ sau điều trị ung thư tuyến giáp là rất quan trọng. Theo dõi bao gồm khám lâm sàng toàn thân, chụp Xquang, chụp xạ hình, xét nghiệm máu định kỳ. Tìm hiểu dấu hiệu ung thư tuyến giáp, các triệu chứng ung thư tuyến giáp điều trị hiệu quả nhất.

Điều trị

Mặc dù đã điều trị, bệnh ung thư tuyến giáp có thể trở lại, ngay cả khi đã loại bỏ tuyến giáp. Điều này có thể xảy ra nếu các tế bào ung thư lan ra ngoài tuyến giáp trước khi nó loại bỏ. Lựa chọn điều trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư tuyến giáp, sức khỏe tổng thể và sở thích.

Các loại ung thư tuyến giáp sẽ quyết định cách điều trị. Ung thư tuyến giáp dạng nhú (ung thư biểu mô nhú) thường gặp nhất, chiếm đến 80% các ung thư. Ung thư tuyến giáp dạng nang (ung thư biểu mô nang) chiếm khoảng 15%. Dạng nhú và dạng nang gộp lại gọi là ung thư biệt hóa, chiếm khoảng 90-95%, ở nữ có tỷ lệ mắc cao gấp 3-4 lần nam giới. Phần lớn gặp ở người từ 45 tuổi trở xuống. Ít ai biết đây là loại ung thư dễ trị khỏi, dĩ nhiên phải được điều trị đúng cách. Các loại hiếm gặp gồm ung thư giáp dạng tủy, có thể di truyền và ung thư giáp không biệt hóa, ác tính cao rất khó trị.

Phẫu thuật là phương thức chữa trị ung thư tuyến giáp phổ biến nhất đối với loại còn chưa lan sang các phần khác của cơ thể.

 src=

Điều trị tại chỗ bằng I-131 với ung thư tuyến giáp dạng nang hoặc nhú (với liều lớn hơn so với liều dùng để chụp tuyến giáp). I-ốt được bệnh nhân uống vào sẽ giúp điều trị tập trung tại các tế bào ung thư tuyến giáp còn sót lại trong cơ thể sau phẫu thuật. Bằng cách huỷ hoại những tế bào ung thư này, i-ốt phóng xạ giúp phòng chống bệnh tái phát trở lại. Các bệnh nhân phải nằm viện trong một vài ngày trong khi hoạt tính phóng xạ còn cao nhất. Liệu trình điều trị ung thư tuyến giáp có thể được lặp lại sau đó. Các hoóc-môn thường được dùng cho các bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc đã điều trị bằng i-ốt phóng xạ.

Các hoóc-môn thay thế cho những loại được ung thư tuyến giáp sản xuất trong điều kiện bình thường. Việc chữa trị ung thư tuyến giáp này cũng làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến còn sót lại trong cơ thể. Bác sĩ có thể cần phải tiến hành một số xét nghiệm theo dõi để xem bệnh nhân đã có một lượng phù hợp các hoóc-môn cần thiết hay chưa. Phẫu thuật không được chỉ định cho các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp đã lan rộng. Việc điều trị thông thường bao gồm phương pháp chữa trị hệ thống (diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến giáp trong toàn cơ thể), chẳng hạn như hóa trị liệu, i-ốt phóng xạ trị liệu hoặc hoóc-môn trị liệu.

Xạ trị ngoài được dùng điều trị ung thư di căn xương và ung thư tuyến giáp loại không biệt hóa. Hóa trị chỉ được dùng khi các phương pháp khác không hiệu quả.Các biến chứng: Mặc dù đã mổ tuyến giáp, nhưng ung thư có thể tái phát nhiều chục năm sau, dưới dạng các hạch cổ, các cục nhỏ ở nơi mô giáp còn sót hoặc di căn ở phổi hoặc xương. Nên biết rằng ung thư tuyến giáp tái phát hoặc di căn có thể trị tốt.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.