eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

U xơ tử cung

Là sự phát triển quá mức của các mô cơ và mô xơ ở tử cung. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 20 tuổi. Không rõ nguyên nhân gây u xơ tử cung. Triệu chứng và biến chứng của rối loạn này được xác định bởi kích thước, tốc độ phát triển và vị trí của u xơ. Chúng có thể gây đau, chảy máu hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

TRIỆU CHỨNG

Đau bụng, chảy máu âm đạo bất thường, vô sinh, kinh nguyệt không đều, đau khi giao hợp, có thể không có triệu chứng.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Siêu âm, xét nghiệm thử thai BHCG.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào triệu chứng, gồm: dùng thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuyên tắc động mạch tử cung, phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung hoặc cắt bỏ tử cung.

Tổng quan

U xơ tử cung là căn bệnh rất hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Khối u xuất phát từ tử cung, có thể phát triển bên trong thành tử cung hoặc lồi ra từ phía trong hay ngoài bề mặt của tử cung. Chúng có thể chỉ là một khối u hoặc có nhiều khối u chụm lại thành đám có kích thước khác nhau. U xơ tử cung là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng, nhất là các trường hợp được điều trị muộn.

Nguyên nhân

Hiện nay, nguyênnhân chính xác gây u xơ tử cung vẫn chưa rõ ràng, nhưng giới chuyên môn nhậnthấy rằng nội tiết tố oestrogen có tác động rõ ràng lên nhân xơ. Những người cónhân xơ thường là người cường oestrogen.

Một số yếu tố nguycơ có thể gây u xơ tử cung: Yếu tố di truyền. Béo phì, những phụ nữ béo phìthường có nguy cơ bị u xơ tử cung cao hơn. Các trường hợp có kinh sớm, trước 12tuổi. Những người cường oestrogen, thường kết hợp với bệnh nhân tiểu đường, usợi tuyến v

Nguyên nhân khác

Những triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo bất thường hoặc chảy máu kinh nhiều hơn bình thường (gọi là rong kinh, rong huyết).
  • Do khối u chèn ép vào bàng quang có thể gây tiểu nhiều lần và có cảm giác muốn đi tiểu, đôi khi bí tiểu.
  • Khối u chèn ép vào trực tràng dẫn đến táo bón.
  • Khối u chèn ép vào vùng bụng dưới nên có thể gây đau bụng dưới.
  • Thấy bụng to ra, tăng vòng eo nhưng không có dấu hiệu tăng cân rõ rệt.
  • Chậm có con
Phòng ngừa

Kiểm soát cân nặng

Cân nặng của cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng nồng độ của estrogen, do đó sẽ làm u xơ tử cung phát triển. Nên tập thể dục và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát cân nặng và còn làm giảm sản xuất hormon kích thích phát triển u xơ tử cung.

Khám phụ khoa định kỳ

Khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời
Điều trị

Theo dõi không cần điều trị

Khi người bệnh không có các triệu chứng như rong kinh, rong huyết, bí việc điều trị là không cần thiết đặc biệt khi người bệnh sắp đến hoặc đã đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Trường hợp này nên khám phụ khoa định kỳ, siêu âm kiểm tra sau 3-6 tháng.

Điều trị bằng thuốc

Khi u xơ gây ra các triệu chứng rong kinh, rong huyết…lúc đó cần điều trị bằng thuốc nhằm giảm các triệu chứng nói trên. Nếu sử dụng phương pháp này có hiệu quả, khi mãn kinh, kích thước u xơ sẽ giảm đáng kể.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng trong một số trường hợp:
  • Khối u to tương đương thai 2-3 tháng
  • Khi có triệu chứng chèn ép niệu quản gây bí tiểu. 
  • Rong kinh, rong huyết hoặc kinh nguyệt nhiều, kéo dài gây thiếu máu, không đáp ứng với điều trị nội tiết.
  • Khối u to lên nhanh trong thời gian tiền mãn kinh hoặc to thêm trong thời kỳ sau mãn kinh.
  • Gây đau mạn tính (khi có kinh, khi giao hợp, cảm giác đau và trì nặng vùng bụng dưới)
  • Gây đau cấp tính (khối u có cuống xoắn, thoái hóa)
  • Vô sinh (nếu nguyên nhân duy nhất do khối u và mong muốn có con)
Tùy thuộc tình trạng khối u, tuổi và số con hiện có mà bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào cho phù hợp.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.