Ù tai là cảm giác có âm thanh trong tai như tiếng chuông, ù hoặc huýt gió. Ù tai có thể xảy ra vì nhiều lý do bao gồm tiếp xúc với tiếng ồn lớn, lão hóa, chấn thương bên trong tai, bệnh Meniere, u dây thần kinh âm thanh và thuốc. Trong một số trường hợp nguyên nhân không xác định được.
Các triệu chứng bao gồm cảm giác có tiếng chuông, ù, rít hay huýt sáo trong tai.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Trong một số trường hợp, kiểm tra thính giác (thính lực đồ) và nghiên cứu hình ảnh sẽ được thực hiện.
Chụp cộng hưởng từ (MRI), thính lực đồ.
Điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ù tai. Loại bỏ ráy tai và ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định có thể hữu ích. Một số người thích hợp với thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu.
Ngoài những âm thanh vốn dĩ đến thường xuyên từ bên ngoài tai. Tiếng ù trong tai có thể là tiếng vo vo, tiếng rít, tiếng leng keng, tiếng lách cách, tiếng reng điện thoại, tiếng sóng… xảy ra từng đợt hay liên tục, không theo chủ quan, làm bạn căng thẳng mệt mỏi mà không có cách nào để chấm dứt ngay được. Tiếng ù trong tai được người bệnh mô tả cho bác sĩ rất đa dạng, ghi nhận có trên 50 kiểu âm thanh khác nhau.
Ù tai không chỉ thuộc chuyên khoa tai - mũi - họng, mà có liên quan đến nhiều chuyên khoa khác như tim mạch, nội tiết, chấn thương, ung bướu. Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám tỉ mỉ để tìm nguyên nhân gây bệnh và kịp thời điều trị.
Ù tai có thể xảy ra ở một hay hai tai, xuất hiện đúng thời gian hay bất kỳ lúc nào, có thể chỉ xảy ra trong chốc lát, ngày một nặng hơn.
Ngoài ra, ù tai có thể đi kèm với các triệu chứng khác như: Nặng tai, đau trong hay quanh tai, chóng mặt, đi đứng không vững… Tuy vậy, đôi khi ù tai chỉ xảy ra đơn độc. Về thính lực, mặc dù ù tai không làm giảm thính lực nhưng cũng có thể đi kèm với giảm thính lực hay tăng thính lực. Tăng thính lực xảy ra ở khoảng 40% bệnh nhân, với biểu hiện dễ nhạy cảm hay đau khi nghe những âm thanh lớn.
Ù tai thường giảm vào ban ngày do người bệnh chịu ảnh hưởng của những âm thanh khác đến từ xung quanh, nhưng khi về đêm hay khi ở nơi yên ắng thì tiếng ù trong tai sẽ trở nên rất lớn. Mức độ nặng và tần suất xảy ra ù tai phụ thuộc vào các yếu tố như stress, chế độ ăn và tiếng ồn.
Cuối cùng, tiếng ù có thể trở nên lớn đến mức người bệnh không còn nghe được những âm thanh khác từ bên ngoài nữa.
Ù tai và nghe kém do tiếp xúc lâu với tiếng ồn lớn (khoảng 70 dB) thường tồn tại vĩnh viễn, chính vì vậy mà những người làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn nên sử dụng những biện pháp bảo vệ tai. Nút tai (có bán tại hiệu thuốc) là một trong những dụng cụ đơn giản và tương đối hiệu quả với công nhân trong khu công nghiệp (dệt, may…), công nhân xây dựng, thợ sấy tóc…
Các nhạc công có loại nút tai chuyên dụng giúp giảm độ lớn của âm thanh mà không làm biến dạng âm thanh. Ngoài ra thợ xay xát, người dùng máy cắt cỏ, thợ cơ khí, thợ làm đường có thể sử dụng mũ che tai để hạn chế tiếng ồn.
Thông thường ù tai do tiếng ồn lớn và đột ngột gây ra (chấn thương âm thanh) chỉ có khoảng 35% số người thấy đỡ dần sau 3 tháng và chỉ có khoảng 10% khỏi hẳn, và thường là ở thanh niên.
Để tránh ù tai do nhiễm độc thuốc, trước hết không nên sử dụng thuốc nhỏ tai mà không theo chỉ định của bác sĩ vì có những thuốc nhỏ tai chứa chất gây độc với tai trong, không được dùng khi màng nhĩ thủng (ví dụ như polidexa, nemydexa).
Với những người bắt buộc phải sử dụng những thuốc có khả năng gây độc với tai trong thì trong quá trình sử dụng nếu thấy xuất hiện ù tai, chóng mặt hoặc nghe kém phải báo ngay cho bác sĩ biết để điều chỉnh lại việc điều trị nếu có thể.
Việc xác định nguyênnhân quyết định hướng điều trị, vì chủ yếu là điều trị nguyên nhân mà thôi. Cầnchú ý đến tâm trạng của bệnh nhân, vì yếu tố tâm lý có thể làm cho tình trạngbệnh trở nên tồi tệ và khó chịu hơn.
Nếu bệnh nhân chấp nhận thích nghi, chẳng hạnnhư giảm bớt sự lo âu, sợ sệt hay bực tức, vấn đề sẽ trở nên dễ chịu hơn. Cácnguyên nhân nguy hiểm như u não, cao huyết áp cần được chẩn đoán loại trừ ngayđể trấn an bệnh nhân. Việc giải quyết các nguyên nhân nêu trên có thể giúp làmmất đi hiện tượng ù tai, chẳng hạn như làm sạch ráy tai, điều trị viêm taigiữa, viêm tai ngoài...
Một số bệnh nhân dùng các nguồn âm thanh bênngoài để giảm bớt cảm giác ù tai, chẳng hạn như nghe radio, cassette... Nếuđiều này giúp bệnh nhân thấy dễ chịu hơn thì cũng có thể chấp nhận. Hầu hết cáctrường hợp ù tai không thuyên giảm cần được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa.