eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Tiểu đường (Đái tháo đường)

Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Có 3 loại tiểu đường chính:Tiểu đường týp 1thường ảnh hưởng đến trẻ emdo cơ thể không thể sản xuất insulin; Tiểu đường týp 2là loại tiểu đường thường gặp nhất thường liên quan đến bệnh béo phì; Tiểu đường thai kỳxảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sinh con.

TRIỆU CHỨNG

Đi tiểu nhiều, luôn cảm thấy khát, tăng sự thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, mờ mắt, tê hoặc ngứa ran ở chân.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Glucose huyết tươngđược đo vào buổi sáng, lúc đói.Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm HbA1c, xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm bổ sung: xét nghiệm xeton huyết thanh, khí máu động mạch.

ĐIỀU TRỊ

Tiểu đường loại 1 cần bổ sung insulin qua đường tiêm hoặc truyền. Các liều lượng insulin cần thiết phụ thuộc vào các phép đo glucose huyết tương thực hiện trong ngày. Tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát với giảm cân, theo ý chế độ ăn uống và tập thể dục, sử dụng thuốc uống hạ đường huyết và cũng có thể cần bổ sung insulin.

Tổng quan

Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm, do đó làm khát nước. Đây là căn bệnh nguy hiểm của thời đại.

Theo một số thống kê của ngành Y tế thì ở Anh có khoảng 1,6 triệu người bị đái tháo đường. Tại Hoa Kỳ, số người bị căn bệnh này tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người trên 65 tuổi bị mắc bệnh gấp hai lần người 45–54 tuổi. Hiện trên thế giới ước có hơn 190 triệu người mắc đái tháo đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu).

Có 3 loại tiểu đường chính:

Tiểu đường týp 1

Loại tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong tiểu đường týp 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Lý do là bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tụy làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có insulin, tế bào sẽ không sử dụng được glucose, do đó glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin hằng ngày để duy trì cuộc sống bình thường.

Tiểu đường týp 2

Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh tiểu đường týp 2, cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái đường týp 2.

Tiểu đường thai kỳ

Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sinh con. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường týp 2 sau này.

Nguyên nhân

Bệnh tiểu đường týp 1 là do thiếu insulin. Do tuỵ sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu đường.

Thường bị ảnh hưởng nhất là tế bào cơ và mô mỡ, kết quả của quá trình này được gọi là 'kháng insulin'. Kháng insulin là vấn đề chính trong bệnh tiểu đường týp 2. Glucose là loại đường đơn có trong thức ăn. Glucose là chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và ruột.

Sau khi ăn vào, glucose trong thức ăn sẽ được những tế bào niêm mạc ruột hấp thu, sau đó nó được vận chuyển trong máu đi đến các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên glucose không thể vào trong tế bào một mình được mà phải nhờ đến insulin để đưa vào trong tế bào. Nếu không có insulin, tế bào không sử dụng được năng lượng từ glucose, và như vậy làm cho nồng độ glucose trong máu tăng và glucose bị thải nhiều qua nước tiểu.

Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tuỵ bài tiết ra, có tác dụng giúp đưa glucose vào trong tế bào, cũng như insulin giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu. Tuỵ là một cơ quan nằm sâu trong bụng, phía sau dạ dày.

Sau khi ăn, glucose trong máu tăng lên. Ðể đáp ứng với sự tăng này, tuỵ sẽ bài tiết ra insulin giúp đưa glucose vào trong tế bào và như thế sẽ làm mức đường trong máu trở về bình thường. Khi glucose trong máu thấp, tuỵ sẽ ngưng bài tiết insulin.

Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát được mức đường trong máu. Còn ở bệnh nhân bị tiểu đường, chất insulin bị thiếu hụt (tiểu đường týp 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu của cơ thể (tiểu đường týp 2). Cả hai nguyên nhân này đều làm tăng lượng đường trong máu.

Nguyên nhân khác

Những dấu hiệu sau là những triệu chứng tiểu đường đầu tiên mà mọi người cần lưu ý:

  • Khát không ngừng.
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm.
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Giảm cân.
  • Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn.

Ở tiểu đường týp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:

  • Chuột rút.
  • Táo bón.
  • Nhìn mờ.
  • Nhiễm trùng da tái diễn.

Ở tiểu đường týp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán. Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy đi khám bệnh để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

Phòng ngừa

Giảm cân

Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường týp 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.

Ăn nhiều rau xanh

Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ thì hãy đổi vị bằng những món nhiều rau quả, salad. Thường xuyên ăn nhiều rau xanh là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.

Hạn chế đi xe

Điều này không có nghĩa rằng bạn không được đi xe, mà thông điệp là hãy hạn chế việc phụ thuộc vào phương tiện quá nhiều khiến bạn trở nên lười vận động. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ, như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó... Bên cạnh việc giảm lượng calo ăn vào thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.

Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thư vú.

Làm bạn với cà phê

Cà phê giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Không ăn thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.

Khám bệnh thường xuyên

Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là khi trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.

Không uống rượu bia

Người uống nhiều rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà tình trạng này còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin, uống rượu khi đói bụng dễ gây ra hạ đường huyết.

Gia tăng hoạt động thể lực

Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày trong tuần.

Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày.

Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng 5.000-10.000 bước chân/ngày.

Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc.

Đối với phụ nữ, nên hạn chế làm việc vào ban đêm.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…

Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…

Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.

Ăn những thực phẩm tự nhiên, chế biến đơn giản để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.

Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa dễ làm tăng cân.

Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.

Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.

Uống sữa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Điều trị

Điều trị bệnh tiểuđường tuýp 2 đòi hỏi thực hiện suốt đời:

  • Theo dõi lượng đườngtrong máu.
  • Ăn uống lành mạnh.
  • Thường xuyên tập thểdục.
  • Có thể uống thuốchoặc insulin trị liệu.

Các bước này sẽ giúpgiữ lượng đường trong máu gần với bình thường, có thể trì hoãn hoặcngăn ngừa biến chứng.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.