Thương hàn là hội chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gây ra bởi các vi khuẩn Salmonella typhi. Bệnh hiếm khi xảy ra ở các nước đang phát triển, thường xảy ra ở các nước có điều kiện vệ sinh kém và nguồn nước bị ô nhiễm. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 16-33 triệu người mắc bệnh thương hàn, trong đó 5.000-6.000 người tử vong.
TRIỆU CHỨNG
Nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, sốt, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi,Đào ban (hay hồng ban) xuất hiện trên lồng ngực và bụng trong tuần thứ hai của cơn sốt, đau bụng, yếu, mệt mỏi.
CHẨN ĐOÁN
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm để thiết lập chẩn đoán có thể bao gồm: xét nghiệm kháng thể trong máu hoặc xét nghiệm kháng nguyên, cấy máu, phân hoặc cấy dịch cơ thể khác và nuôi cấy mô.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) , xét nghiệm Tronopin, xét nghiệm nước tiểu, chụp x-quang, xét nghiệm lipase.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị cụ thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng có thể bao gồm: truyền dịch và điện giải, kháng sinh và nhập viện. Kháng sinh phải được chọn lựa cẩn thận vì sức đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn ngày càng tăng.
Tổng quan
Thương hàn là một hội chứng gồm các biểu hiện đường tiêu hóa và toàn thân, do trực khuẩn Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A và Salmonella paratyphi B, thuộc họ Enterobacteriae gây nên. Người bị bệnh do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
Hằng năm, trên thế giới có khoảng 16-33 triệu người mắc bệnh thương hàn, trong đó 5.000-6.000 người tử vong. Bệnh lây lan nhiều nhất ở độ tuổi từ 5-19 tuổi. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp thương hàn vào loại bệnh truyền nhiễm quan trọng.
Vài nét về mầm bệnh
Trực khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và hầu hết là bởi thức ăn, sữa, nước uống... nhiễm khuẩn. Sau khi xuyên qua hàng rào axit dạ dày, trực khuẩn di động về phía ruột non và sinh sản ở đó, tiếp tục chui qua niêm mạc vào thành ruột và đi vào máu. Trực khuẩn sẽ được chuyên chở bởi những tế bào bạch cầu ở gan, lách và tủy xương. Khi đó trực khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở trong những tế bào này và quay lại dòng máu, tiếp tục xâm nhập vào túi mật, hệ thống ống mật và các tế bào, mô lympho trong ruột. Tại đây, chúng sinh sôi, nảy nở với số lượng lớn.
Những bệnh nhân bị bệnh thương hàn cấp tính có thể là nguồn lây bệnh ra môi trường nước xung quanh qua phân. Trong giai đoạn cấp, các chất thải (phân) người bệnh có nồng độ vi khuẩn rất cao.
Nguyên nhân khác
Sốt. Là triệu chứng quantrọng nhất. Sốt cao liên tục 39-40°C, sốt hình cao nguyên. Sốtnóng là chủ yếu.
Nhiễm độc thần kinh:Là triệu chứng nổi bật, biểu hiện bằng nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nóingọng, tay run bắt chuồn chuồn. Điển hình là trạng thái typhos (bệnh nhân nằmbất động, vẻ mặt vô cảm thờ ơ tuy vẫn nhận biết các kích thích từ môi trườngxung quanh, mắt nhìn đờ đẫn). Nặng hơn bệnh nhân li bì, mê sảng, hôn mê, nhưng thườngít gặp.
Đào ban (hay hồngban). Là các ban dát nhỏ2-3 mm, mầu hồng, vị trí mọc thường ở bụng, ngực, mạn sườn. Số lượng ban ítkhoảng chục nốt, xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 7 - 12 của bệnh (với phóthương hàn thường nhiều hơn và mọc muộn hơn).
Tiêu hoá: Hình ảnh“lưỡi quay”: lưỡi khô, rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp rêu màu trắng hoặcxám.
Đi ngoài phân lỏngsệt, mầu vàng nâu, rất khắm, khoảng 5-6 lần/ngày.
Bụng trướng, đau nhẹlan toả vùng hố chậu phải. Dấu hiệu Padalka (gõ đục hố chậu phải) dương tính,óc ách hố chậu phải dương tính.
Gan, lách to dưới bờsườn 1-3 cm, mật độ mềm.
Tim mạch: Mạch chậmtương đối so với nhiệt độ, gọi là mạch và nhiệt độ phân ly. Tiếng tim mờ, huyếtáp thấp.
Hô hấp: Có thể gặpviêm phế quản, viêm phổi.
Phòng ngừa
Phòng bệnh chung
Cải thiện tình trạngvệ sinh môi trường, kiểm soát nước, chất thải, cống rãnh, khử trùng nguồn nước.
Cách ly bệnh nhân,xử lý chất thải của bệnh nhân.
Điều trị người lànhmang trùng.
Phòng bệnh đặc hiệu
Vacxin thương hàn:Vacxin TAB hoặc vacxin sống uống.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
Dùng kháng sinh thích hợp.
Điều trị hỗ trợ và chăm sóc tốt.
Nhanh chóng chẩn đoán và điều trị thủng ruột, chảy máu ruột và các biến chứng khác.
Dùng corticoid liều cao cho những bệnh nhân nặng.
Điều trị đặc hiệu: Các kháng sinh đã dùng để điều trị thương hàn bao gồm: ampicillin, amoxicillin, cefotaxime, ceftriaxone, chloramphenicol, co-trimoxazol và fluoroquinolon.Việc dùng kháng sinh nào, liều dùng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Việc lựa chọn kháng sinh dựa trên kinh nghiệm và bằng chứng về tính nhạy cảm của vi khuẩn tại địa phương.
Điều trị hỗ trợ:
Nghỉ ngơi, ăn chế độ ăn chất mềm, ít xơ, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
Điều chỉnh rối loạn điện giải theo điện giải đồ. Đảm bảo cung cấp đủ dịch cho bệnh nhân.
Điều trị corticoid cho những thể nặng (viêm não, viêm cơ tim và sốc). Nghiên cứu cho thấy dùng dexamethasone liều cao làm giảm tỷ lệ tử vong mà không tăng tỷ lệ các biến chứng, tỷ lệ người mang vi khuẩn hay tái phát.
Điều trị các biến chứng (trụy mạch, xuất huyết tiêu hoá, thủng ruột...).
Các trường hợp tái phát và người mang vi khuẩn:
Nên điều trị các trường hợp tái phát như đợt bệnh ban đầu.
Người mang vi khuẩn nên điều trị bằng liệu pháp kháng sinh kéo dài.
Người mang vi khuẩn nên điều trị triệt để sỏi mật nếu có.
Theo dõi:
Theo dõi lâm sàng: mạch, huyết áp, thân nhiệt, tìm máu trong phân, khám bụng.
Theo dõi cận lâm sàng:
Công thức máu: giảm hồng cầu hoặc tăng bạch cầu máu gợi ý thủng ruột.
Điện giải đồ huyết thanh.
Điện tâm đồ.
Chụp Xquang bụng để tìm hơi trong khoang phúc mạc.
Cấy phân âm tính để biết được chắc chắn là đang lành bệnh.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất