eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng một tạng trong ổ bụng rời khỏi vị trí chui qua ống bẹn xuống bìu, là loại hay gặp trong các loại thoát vị thành bụng. Khối phồng vùng bẹn- bìu, to ra khi đi lại, lao động. Khi ruột sa xuống chèn ép các cơ quan trong khoang bụng thì bệnh có biến chứng nguy hiểm như thoát vị nghẹt, dễ gây hoại tử ruột.

TRIỆU CHỨNG

Xuất hiện khối phồng vùng bẹn- bìu, to ra khi đi lại, lao động; Khối phồng mềm, không đau, căng to hơn khi rặn, ho; Lỗ bẹn nông rộng

CHẨN ĐOÁN

Việc chẩn đoán thường có thể được thành lập qua việc hỏi bệnh sử và khám thực thể. Ngoài ra, siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính bụng có thể giúp xác định chẩn đoán.

ĐIỀU TRỊ

Hai phương pháp điều trị thoát vị bẹn là đeo băng và phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân bị biến chứng thoát vị nghẹt cần phải phẫu thuật kịp thời.

Tổng quan

Đại cương

  • Thoát vị bẹn là tình trạng một tạng trong ổ bụng rời khỏi vị trí chui qua ống bẹn xuống bìu, là loại hay gặp trong các loại thoát vị thành bụng.
  • Giải phẫu ống bẹn: Ống bẹn là một đường hầm tạo nên bởi cân cơ thành bụng trước, ống bẹn dài khoảng 6cm tương ứng với 1/2 trong của đường nối từ gai mu đến điểm cách gai chậu trước trên 1cm về phía trong.
  • Có 2 lỗ bẹn: Lỗ bẹn nông (hay còn gọi là lỗ bẹn trong) và Lỗ bẹn sâu (hay còn gọi là lỗ bẹn ngoài).  
  • Mặt trong của vùng bẹn có động mạch thượng vị, thường động mạch rốn và dây treo bàng quang đội lá phúc mạc thành nhô lên và tạo thành ba hố bẹn.
  • Hố bẹn ngoài: Nơi xảy ra thoát vị chéo ngoài, mà tuyệt đại bộ phận là thoát vị bẩm sinh.
  • Hố bẹn giữa: Nơi xảy ra thoát vị trực tiếp.
  • Hố bẹn trong: Nơi xảy ra thoát vị chéo trong (hiếm gặp).

Phân loại thoát vị

  • Theo giải phẫu
    • Thoát vị chéo ngoài
      • Tạng chui ra ở hố bẹn ngoài vào ống phúc tinh mạc để xuống bìu.
      • Tuyệt đại đa số là thoát vị bẩm sinh.
      • Túi thoát vị nằm trong bao thớ của thừng tinh.
    • Thoát vị trực tiếp
      • Tạng chui ra ở hố bẹn giữa.
      • Là thoát vị mắc phải (không bao giờ có thoát vị bẩm sinh ở vị trí này).
      • Túi thoát vị nằm ngoài bao thớ của thừng tinh.
    • Thoát vị chéo trong
      • Tạng chui ra ở hố bẹn trong.
  • Theo nguyên nhân
    • Thoát vị bẩm sinh
      • Do còn tồn tại ống phúc tinh mạc.
      • Luôn là thoát vị chéo ngoài.
      • Thường gặp trong lâm sàng.
      • Hay ở trẻ nhỏ và vị thành niên.
    • Thoát vị mắc phải
      • Do cân cơ thành bụng quá nhẽo, yếu, cộng thêm tác động tăng áp lực đột ngột - ổ bụng.
      • Ít gặp, thường gặp ở tuổi già.
      • Tạng thoát vị chui ra ở hố bẹn giữa, là thoát vị trực tiếp.
      • Ít bị nghẹt vì túi thoát vị hình chỏm, mổ hay tái phát.
      • Tỉ lệ trẻ mắc thoát vị bẹn là 1-2% trẻ sơ sinh. Xảy ra phổ biến ở nam hơn so với nữ (tỉ lệ 4 nam - 1 nữ). 60% trường hợp thoát vị bẹn xảy ra ở bên phải, 30% xảy ra ở bên trái và 10% xảy ra ở cả hai bên.
      • Khoảng 50% số trường hợp được thấy từ trước 1 năm tuổi và trong số đó hầu hết đều xuất hiện từ trước 6 tháng tuổi.
      • Ở trẻ sinh non, tỉ lệ mắc thoát vị bẹn cao hơn, có tới 7% số trẻ sơ sinh nam mắc tật này nếu trẻ sinh trước 30 tuần của thai kì. Trẻ sinh non với trọng lượng nhỏ hơn 1.500 gram sẽ có tỉ lệ mắc tật này cao hơn 20 lần so với trẻ có trọng lượng lớn hơn.
Nguyên nhân
  • Thoát vị bẩm sinh: Do còn tồn tại ống phúc tinh mạc.
  • Thoát vị mắc phải
    • Do cân cơ thành bụng quá nhẽo, yếu, cộng thêm tác động tăng áp lực đột ngột ở ổ bụng.
    • Thường gặp ở tuổi già.
Nguyên nhân khác

Cơ năng

  • Xuất hiện khối phồng vùng bẹn- bìu, to ra khi đi lại, lao động.
  • Khi nghỉ ngơi có thể tự đẩy lên được. Toàn trạng bình thường.

Thực thể

  • Khối phồng vùng bẹn khám có những đặc điểm:
    • Trên nếp lằn bẹn, chạy theo hướng của ống bẹn.
    • Khối phồng xuống thấp làm bìu to lên nhưng điểm xuất phát vẫn nằm trên nếp lằn bẹn.
    • Khối phồng mềm, không đau, căng to hơn khi rặn, ho.
    • Dùng tay đẩy nhẹ nhàng từ từ lên khối phồng mất, khi bệnh nhân rặn hoặc ho khối phồng xuất hiện theo hướng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong.
    • Gõ thấy vang khi khối thoát vị là ruột, gõ đặc tạng thoát vị là mạc nối.
  • Lỗ bẹn nông rộng
  • Có cảm giác khối ruột chạm vào đầu ngón tay khi luồn tay vào lỗ bẹn nông và bảo bệnh nhân ho.
Phòng ngừa

Cần tuyên truyền cho cộng đồng hiểu về thoát vị bẹn, dùng băng ép, nịt vào lỗ thoát vị tránh không cho thành phần trong bao thoát vị tụt xuống quá nhiều. Tránh gắng sức, lao động nặng khi không băng ép nịt thoát vị. Nên bố trí thời gian thích hợp để phẫu thuật sớm nhằm tránh các phiền toái và biến chứng nghẹt.

Điều trị

Hai phương pháp là đeo băng và phẫu thuật.

Đeo băng

  • Phương pháp tạm thời không cho tạng sa xuống thêm và chờ phẫu thuật. Đối với trẻ nhỏ đôi khi đeo băng làm khối thoát vị không sa xuống, tạo điều kiện cho ống phúc tinh mạc bị bịt lại, cân cơ phát triển có thể khỏi.
  • Đối với những trường hợp có chống chỉ định phẫu thuật (quá già yếu, suy tim mạch...) thì đeo băng liên tục để tránh thoát vị không lớn hơn và tránh nghẹt.

Phẫu thuật

Là phương pháp triệt để, nhằm hai mục đích:

  • Tìm khâu cổ túi và cắt túi thoát vị.
    • Khâu túi thoát vị ở lỗ bẹn càng cao càng tốt nhưng không được khâu buộc vào ống dẫn tinh.
    • Cắt túi thoát vị nếu bóc tách dễ. Nếu dịch nhiều không bóc được thì lộn mặt trong ra và khâu ôm lấy thừng tinh (lộn bao thoát vị).
  • Tái tạo thành bụng: Là thì quan trọng tránh tái phát về sau.

Có nhiều phương pháp tái tạo thành bụng, thành bụng được tái tạo theo hai bình diện nông và bình diện sâu. Tùy vị trí thừng tinh so với hai bình diện ta có các nhóm phương pháp sau:

    • Thừng tinh nằm trước hai bình diện: Phương pháp Halsteck.
    • Thừng tinh nằm giữa hai bình diện: Phương pháp Bassini.
    • Thừng tinh nằm sau hai bình diện: Phương pháp Forgue, Kimbarovski.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.