eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Thấp khớp

Thấp khớp là một loại viêm khớp do bệnh tự miễn, gây sưng và đau ở các khớp, nhưng cũng có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 20-60 và phổ biến hơn ở phụ nữ gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể.

TRIỆU CHỨNG

Mệt mỏi, tê cứng khớp buổi sáng (kéo dài hơn 1 tiếng), đau cơ lan rộng, mất cảm giác ngon miệng, yếu, dị dạng khớp (chủ yếu là khớp tay).

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Chụp x-quang có thể hữu ích. Xét nghiệm máu cụ thể, xét nghiệm kháng thể anti-CCP có thể giúp phân biệt thấp khớp và các loại viêm khớp khác. Các xét nghiệm khác có thể hữu ích bao gồm: xét nghiệm protein phản ứng C (CRP), xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu ESR và phân tích dịch khớp.

ĐIỀU TRỊ

Đây là một căn bệnh cần điều trị lâu dài. Điều trị hướng vào việc kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Điều trị bao gồm: thuốc, vật lý trị liệu, và tập thể dục. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm: thuốc chống viêm không steroid / NSAIDs (ibuprofen / Motrin hoặc Advil, naproxen / Naprosyn), steroids, thuốc DMARDs (hydroxychloroquine / Plaquenil, / Ridaura, sulfasalazine / Azulfidine, minocycline / Dynacin , methotrexate / Rheumatrex),thuốc ức chế miễn dịch (leflunomide / Arava, azathioprine / Imuran, cyclosporine / Neoral, cyclophosphamide / Cytoxan, rituximab / Rituxan), thuốc ức chế TNF-alpha (etanercept / Enbrel, infliximab / Remicade, adalimumab / Humira).

Tổng quan

Với bệnh viêm khớp dạng thấp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng bị tấn công và tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra.

Những ai có thể mắc bệnh thấp khớp?

Mặc dù thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhưng nó xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là nam giới. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể.

Bệnh thấp khớp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trong độ tuổi từ 25-50.

Đôi khi trẻ em cũng bị mắc bệnh thấp khớp. Người ta sử dụng thuật ngữ 'thấp khớp trẻ em' (Juvenile Rheumatoid Arthritis) để chỉ căn bệnh này ở trẻ em.

Nguyên nhân
  • Người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh thấp khớp, nhưng rất có thể yếu tố di truyền đóng vai trò lớn. 
  • Do tác động của thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động của xương khớp.
  • Do lối sống sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống không điều độ.
Nguyên nhân khác

Một số biểu hiện và triệu chứng của bệnh thấp khớp là:

  • Sốt nhẹ.
  • Uể oải và mệt mỏi.
  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Những khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.
  • Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng…
  • Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân, v.v…).
  • Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp.
  • Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài hơn 30 phút.
  • Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu bất động trong một thời gian dài.
  • Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.
Phòng ngừa
  • Duy trì sự cân bằngtốt giữa nghỉ ngơi và tập thể dục
  • Chăm sóc các khớpxương
  • Giảm căng thẳng
  • Thực hiện chế độ ănuống lành mạnh.
Điều trị

Sử dụng đúng thuốc chữa bệnh thấp khớp

Những thuốc này ngoài tác dụng chữa bệnh còn có khá nhiều tác dụng phụ có hại như gây chóng mặt, buồn nôn, nổi mẩn ngứa, chảy máu, lên cơn hen... đặc biệt là tác dụng đối với dạ dày: làm tăng cơn đau, nôn, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày... Do đó, khi dùng các thuốc chống thấp khớp phải tự theo dõi, nếu thấy có tác dụng phụ thì cần ngừng ngay thuốc và hỏi thầy thuốc để được chỉ dẫn tiếp.

Một số bệnh nhân và thầy thuốc thường có xu hướng lạm dụng thuốc thuộc nhóm cortison (prednison, dexamethason...) như dùng kéo dài, liều cao. Điều đó gây ra rất nhiều tai biến do các tác dụng phụ như: chảy máu và thủng dạ dày, lên cơn cao huyết áp, dễ nhiễm khuẩn, tăng đường trong máu (bệnh đái tháo đường), biến dạng cơ thể, giòn xương, suy tuyến thượng thận (dẫn đến tử vong). Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc thuộc nhóm này để dùng. Thuốc phải được thầy thuốc thăm khám, chỉ định và theo dõi chặt chẽ khi sử dụng.

Một số trường hợp, tiêm thuốc trực tiếp vào trong ổ khớp mang lại kết quả rất tốt, nhưng phải được tiến hành ở các cơ sở y tế, do các thầy thuốc chuyên khoa tiến hành và phải được chỉ định đúng, sử dụng thuốc đúng loại và đúng liều lượng. Các bác sĩ khuyên rằng dù sao cũng không nên tiêm thuốc trực tiếp vào khớp.Khoa học cũng chứng minh rằng, sử dụng thuốc y học cổ truyền cũng có thể điều trị bệnh thấp khớp. Châm cứu, bấm huyệt được chứng minh là có tác dụng giảm đau, giãn cơ, điều chỉnh vận mạch... do đó người ta thường kết hợp châm cứu, bấm huyệt để tăng thêm hiệu quả điều trị của thuốc, đồng thời còn giúp cho quá trình phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân. Để chữa trị bệnh khớp ngoài việc luyện tập thì dùng thuốc để chống lại căn bệnh này hết sức quan trọng. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng trong các bệnh về khớp:

  • Thuốc chống sốt rét tổng hợp nhóm quinolon
    • Thuốc có thể có tác dụng ức chế giải phóng men lysozym (tiêu thể) bằng cách làm bền vững màng của lysosom, do đó làm giảm phản ứng viêm trong các bệnh khớp, thuốc chỉ có tác dụng khi dùng kéo dài nhiều tháng nên hay được dùng để điều trị duy trì, củng cố.
    • Nhóm thuốc này được chỉ định dùng trong các bệnh lupus ban đỏ rải rác, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên thể đa khớp, các thể khác của bệnh tạo keo như xơ cứng bì, viêm da và cơ... Bao gồm các chế phẩm: amin-4 quinolein.
    • Tác dụng phụ thường gặp: rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiền đình xuất hiện trong 3 tháng đầu; đục giác mạc, tổn thương võng mạc, sạm da, nhược cơ, rối loạn điều tiết mắt xuất hiện muộn hơn (sau 1 năm). Dùng kéo dài trên 2 năm có thể gây tổn thương võng mạc nặng không hồi phục. Cần chú ý khám mắt định kỳ nếu dùng thuốc quá 6 tháng.
  • D-Penicillamin hay dimethylcystein (trolovol kupren)Cơ chế tác dụng có thể là do phá hủy phức hợp miễn dịch, yếu tố dạng thấp. Được dùng để chữa viêm khớp dạng thấp thể nặng. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, dị ứng da, viêm thận, giảm bạch cầu, tiểu cầu... cần theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.
  • Thuốc ức chế miễn dịchDựa vào cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp và các bệnh tạo keo là các bệnh tự miễn dịch, người ta sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị những trường hợp nặng và không chịu tác dụng của các thuốc khác.
  • Methotrexat liều nhỏLà một thuốc ức chế chuyển hóa do ức chế tổng hợp ADN. Do thuốc có cấu trúc tương tự acid folic nên nó tranh chấp với acid này tại vị trí hoạt động của nó trong quá trình tổng hợp pyrimidin dẫn đến giảm tổng hợp ADN. Ngoài ra, methotrexat có thể có tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch.Thuốc được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp và thấp khớp vẩy nến với liều thấp. Có thể dùng duy trì nhiều năm nếu có hiệu quả hoặc không có tác dụng phụ. Sau 3 tháng, nếu thuốc không có tác dụng thì ngừng. Liều cao được chỉ định điều trị ung thư. Tác dụng phụ: giảm bạch cầu, độc gan thận, tổn thương mô phổi.
  • Cyclophosphamide (cytoxan, endoxan 50mg)Thuộc nhóm ankylan, có tác dụng liên kết với acid nhân và protein bởi các mối gắn với phân tử lớn trong tế bào, thuốc còn ức chế phản ứng miễn dịch thứ phát. Chỉ định trong bệnh lupus có tổn thương thận. Thường dùng với corticoid.
  • Cyclosporin A (neoral viên 25mg và 100mg, sandimmun ống 100mg)Thuốc ức chế các pha ban đầu của sự hoạt hóa tế bào T, do đó, ngăn chặn sớm sự ức chế các gen. Chỉ định trong các bệnh tự miễn, các thể viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến kháng thuốc. Dùng đơn độc hoặc kết hợp với methotrexat.
  • Azathioprin (imuran 50mg): ức chế tổng hợp purin, chỉ định trong lupus, viêm mạch, viêm khớp dạng thấp.Các thuốc trên thường dùng với liều trung bình và kéo dài từ 1-3 tháng. Chú ý, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, nhất là các tai biến về máu nên chỉ được dùng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa và khi dùng phải theo dõi chặt chẽ.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.