Bệnh thần kinh ngoại biên chỉ các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại vi, bao gồm tế bào thần kinh vận động hay cảm giác, rễ thần kinh, đám rối thần kinh (plexus) và dây thần kinh ngoại vi. Nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh tiểu đường, các nguyên nhân khác là do bệnh nhân sử dụng rượu, thiếu vitamin B12, mắc bệnh suy giáp, nhiễm độc chì, suy thận. Nhưng rong một vài trường hợp, nguyên nhân của bệnh không thể xác định.
Các dây thần kinh chịu ảnh hưởng nhất bởi bệnh thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, điều này có nghĩa là các triệu chứng nặng nhất thường là ở chân. Triệu chứng tổn thương dây thần kinh cảm giác gồm đau, tê bì, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát hoặc mất cảm giác. Cảm giác tê bì ở bàn chân có thể dẫn đến những vết chai chân và vết loét.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Nếu triệu chứng bệnh không rõ ràng, bệnh nhân có thể cần thực hiện đo điện cơ (EMG) để kiểm tra chức năng thần kinh. Xét nghiệm máu để sàng lọc bệnh như tiểu đường, thiếu vitamin nên được thực hiện.Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), đo tốc độ dẫn truyền thần kinh.Kiểm tra bổ sung: điện cơ (EMG), sinh thiết thần kinh
Nguyên nhân của bệnh thần kinh ngoại biên cần được điều trị để giảm thiểu tối đa sự tiến triển của tổn thương các dây thần kinh. Các triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc (gabapentin / Neurontin, carbamazepine / Tegretol, lamotrigine / Lamictal, amitriptyline / Elavil, nortriptyline / Pamelor).
Bệnh thần kinh ngoại vi chỉ các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại vi, bao gồm tế bào thần kinh vận động hay cảm giác, rễ thần kinh, đám rối thần kinh (plexus) và dây thần kinh ngoại vi.
Dây thần kinh vận động điều khiển cử động của tất cả các cơ một cách có ý thức. Thông tin về cảm giác (ví dụ như lạnh, nóng và động chạm) từ thụ thể trên da được chuyển đến não thông qua các dây thần kinh cảm giác. Dây thần kinh tự chủ được tìm thấy trong những cơ quan quan trọng (ví dụ như tim, phổi) và giúp điều hòa chức năng cơ thể như nhịp tim và hơi thở.
Bệnh thần kinh di truyền là do các khuyết tật bẩm sinh trong mã di truyền và được gọi chung là bệnh Charcot-Marie-Tooth (CMT).
Phương pháp giảm nguy cơ của bệnh thần kinh ngoại vi tốt nhất cho tất cả mọi người nói chung là áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, uống rượu vừa phải và xử lý tốt bất kỳ chứng bệnh có nguy cơ nào.
Tránh những hành động lặp đi lặp lại, tư thế bó buộc và các hóa chất độc hại càng nhiều càng tốt vì chúng có thể gây tổn thương thần kinh.
Trong hầu hết các bệnh nhân, các triệu chứng và sự suy giảm chức năng có thể được xử lý và không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ trừ khi tồn tại một bệnh tuần hoàn khác. Nên thực hiện lối sống lành mạnh để thúc đẩy sự tái tạo của dây thần kinh.
Các hình thức tập thể dục tích cực hay thụ động có thể cải thiện sức mạnh của cơ và ngăn chặn tổn thương cơ ở chi bị liệt. Chăm sóc tỉ mỉ bàn chân cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong bệnh đa dây thần kinh do tiểu đường.
Hỗ trợ cơ học có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng. Nẹp tay hoặc chân có thể bù đắp cho sự yếu đuối của cơ hoặc làm giảm chèn ép thần kinh.
Điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn và loại bệnh thần kinh. Ví dụ, trong bệnh thần kinh do tiểu đường, điều trị sẽ được hướng vào việc kiểm soát lượng đường trong máu bình thường vì nó sẽ ngăn ngừa tổn thương tiếp tục lên dây thần kinh. Thuyên giảm của cơn đau do bệnh thần kinh thường có thể đạt được bằng thuốc, chẳng hạn như amitriptylin và gabapentin.
Bệnh thần kinh do miễn dịch (ví dụ CIDP), được điều trị hoặc là bằng cách tiêm globulin miễn dịch (IVIG) hoặc là steroid. IVIG huyết tương được hiến tặng có chứa kháng thể bình thường có thể tạm thời chống lại những kháng thể bất thường trong cơ thể.
Steroid sẽ giúp ngăn chặn phản ứng miễn dịch bất thường tấn công vào dây thần kinh.
Phẫu thuật giảm áp có thể có lợi với những người bị bệnh mắc kẹt dây thần kinh (entrapment neuropathy), ví dụ: CTS.