Tắc động mạch trung tâm võng mạc là một cấp cứu tối khẩn cấp trong nhãn khoa, cần phải xử trí ngay trong những phút đầu tiên, vì sẽ dẫn tới mù khó hồi phục. Tắc có thể xảy ra bất kỳ ở đâu từ động mạch mắt đến động mạch trung tâm võng mạc cho đến các tiểu động mạch nhỏ nhất trước mao mạch. Do đó các dấu hiệu của triệu chứng tắc tùy thuộc vào mạch nào bị tắc.nguyên nhân gây tắc động mạch trung tâm võng mạc: huyết khối trong bệnh Horton,gây tắc động mạch trung tâm võng mạc và thiếu máu thị thần kinh cấp.
Bệnh thường xảy ra bất ngờ mà không có triệu chứng báo hiệu. Bệnh nhân bị mất thị lực một mắt đột ngột, trầm trọng nhưng không đau nhức mắt.
Thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể. Việc khám nhãn khoa cụ thể và thử nghiệm trực quan sẽ được thực hiện.Các bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang (hình ảnh các mạch của võng mạc) để xác định chẩn đoán.
Mục đích điều trị là hạ nhãn áp và làm biến đổi áp lực động mạch trung tâm võng mạc để di chuyển vật nghẽn đi xa, thu hẹp phạm vi thiếu máu lại bằng cách chọc tiền phòng.
Thuốc có thể dùng là acetazolamid. Dùng các thuốc giãn mạch, chống đông (để giảm sự phát triển của huyết khối); các thuốc tiêu fibrin loại urokinase nếu không có chống chỉ định có thể dùng cho người trẻ, được khám sớm, sức khỏe tốt.
Tắc động mạch võng mạc là một trong những tình trạng nghiêm trọng nhất trong nhãn khoa vì bệnh khởi phát nhanh, ảnh hưởng nặng nề đến thị lực và phối hợp với những bệnh toàn thân gây nguy hiểm tới tính mạng.
Tắc có thể xảy ra bất kỳ ở đâu từ động mạch mắt đến động mạch trung tâm võng mạc cho đến các tiểu động mạch nhỏ nhất trước mao mạch. Do đó các dấu hiệu của triệu chứng tắc tùy thuộc vào mạch nào bị tắc. Cơ chế của tắc động mạch võng mạc thay đổi theo bệnh nhưng thường là do nghẽn mạch hoặc do quá trình tắc mạch (ví dụ viêm mạch) hoặc do chèn ép từ bên ngoài.
Có một số nguyên nhân gây tắc động mạch trung tâm võng mạc: huyết khối trong bệnh Horton, gây tắc động mạch trung tâm võng mạc và thiếu máu thị thần kinh cấp. Huyết khối do các viêm nhiễm trong một số bệnh khác như: luput ban đỏ rải rác, viêm quanh động mạch dạng nút, bệnh xơ cứng bì, bệnh Kawasaki, giang mai thời kỳ ba... Trong đó vữa xơ động mạch là bệnh căn hay gặp nhất. Bệnh còn do nghẽn mạch bởi cục máu đông từ tim, động mạch cảnh tới; do cholesterol là những mảng vữa động mạch bị bong ra, tạo nên những vật nghẽn mạch; do canxi, chất canxi có thể từ van hai lá, van động mạch chủ bong ra; do tiểu cầu, thường gây mù một mắt thoáng qua và tắc nhánh động mạch. Những căn nguyên khác gây co thắt mạch, giảm lưu lượng máu võng mạc, khối phát triển chèn ép động mạch mắt...
Bệnh thường xảy ra bất ngờ mà không có triệu chứng báo hiệu. Bệnh nhân bị mất thị lực một mắt đột ngột, trầm trọng nhưng không đau nhức mắt.
Khám mắt thấy đồng tử mắt bệnh giãn, mất phản xạ ánh sáng trực tiếp, còn phản xạ liên ứng tức là đồng tử còn phản xạ khi chiếu sáng vào mắt kia.
Soi đáy mắt ở giai đoạn đầu thấy những động mạch bị co hẹp nhiều, nhỏ như sợi chỉ, không chứa máu. Tại thân mạch lớn có hình ảnh dòng máu bị đứt đoạn thành nhiều quãng. Tiếp đó, trong những giờ đầu, kèm theo sự co hẹp mạch máu là hiện tượng phù võng mạc do thiếu máu cục bộ, võng mạc không được tưới máu nên có màu trắng đục, soi ánh đồng tử có màu xám. Do thiếu máu, thiếu ôxy nên áp lực thẩm thấu thay đổi, thoát dịch. Các sợi trục tế bào hạch và tổ chức thần kinh đệm ngấm nước phù nề làm cho võng mạc có màu trắng sữa. Trái lại, hoàng điểm có màu đỏ tươi vì hoàng điểm được cấp máu bởi mao mạch hắc mạc, tạo nên hình ảnh "quả đào đặt trên đĩa sữa".