eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch là hậu quả của sự tổng hợp bất thường máu ở chân. Mạch máu giãn nở lớn có thể được nhìn thấy qua làn da. Theo thời gian, tình trạng này dẫn đến tổn thương các mô và gây nhiễm trùng da, loét và hình thành cục máu đông (huyết khối). Những người béo phì và phụ nữ có nguy cơ cao mắc chứng giãn tĩnh mạch.

TRIỆU CHỨNG

Nhiều người bị giãn tĩnh mạch không có triệu chứng. Một số người có thể bị sưng, đau, tê buồn ở chân. Nếu các tĩnh mạch trở nên đau, đỏ hoặc cứng, có thể xuất hiện nhiễm trùng hoặc cục máu đông.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Siêu âm doppler

ĐIỀU TRỊ

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sử dụng vớ nén. Có thể sử dụng liệu pháp laser và liệu pháp xơ hoá (tiêm hóa chất vào tĩnh mạch để thu nhỏ chúng). Một số trường hợp bệnh nặng có thể cần phải phẫu thuật.

Tổng quan

Suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Nguyên nhân

Bệnh thường xảy ra ởnhững người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vậnđộng như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, cảnh sátgiao thông, phụ nữ sau sinh, người béo phì, người cao tuổi...

Nguyên nhân khác

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh có biểu hiện: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

Giai đoạn tiến triển bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da...

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi dưới - ảnh 1

Các tĩnh mạch giãn to nếu không được điều trị, lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao.

Các tĩnh mạch giãn to dần, đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.

Phòng ngừa

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy, khuyến cáo chung là nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao, đi lại vận động vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30-60 phút.

Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân như co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn.

Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin.

Nên tập thể dục để giảm cân như: bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh.

Điều trị

Việc điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới đòi hỏi sự kết hợp giữa dùng thuốc, phẫu thuật và vật lý trị liệu tại các trung tâm chuyên sâu về bệnh này.

  • Điều trị nội khoa với các thuốc làm tăng sức bền thành mạch nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch. Một số thầy thuốc còn áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.
  • Phẫu thuật bằng phương pháp Stripping lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn bằng một dụng cụ chuyên dùng cho phép rút các tĩnh mạch và phương pháp Chivas lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên, đây là phương pháp điều trị khá triệt để, có tỷ lệ tái phát thấp.
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới - ảnh 1
  • Phương pháp làm lạnh với nitơ lỏng -90oC để làm nghẹt lòng tĩnh mạch qua một ống thông trong lòng tĩnh mạch. Phương pháp này cho tỉ lệ tái phát khá cao. Ngoài ra, hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch loại bỏ tĩnh mạch suy bằng tiêm chất tạo bọt; điều trị bằng laser.
  • Một phương pháp mới được bắt đầu ứng dụng trong năm 2012 là loại bỏ tĩnh mạch suy bằng năng lượng sóng có tần số radio. Đây là một phương pháp có nhiều ưu điểm, hơn hẳn các phương pháp kinh điển, bởi phương pháp này có tỉ lệ thành công rất cao, điều trị triệt để được tĩnh mạch bị suy, an toàn và ít tai biến.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.