eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Suy thận mạn

Thận là rất cần thiết để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và kiểm soát hóa học của cơ thể. Suy thận dẫn đến tích tụ các chất lỏng và các sản phẩm chất thải trong máu. Một tác dụng phụ nghiêm trọng là sự nâng cấp kali của cơ thể có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim đe dọa cuộc sống và cái chết. Bệnh suy thận mạn tính là khi thận bị suy thoái từ từ và thường vĩnh viễn mất chức năng thận qua thời gian.

TRIỆU CHỨNG

Mệt mỏi, ngứa toàn thân, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, sụt cân không chủ ý, máu trong chất nôn hoặc trong phân, giảm sự tỉnh táo, lú lẫn, mê sảng, hôn mê, giảm cảm giác ở bàn tay và bàn chân, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, tăng hoặc giảm lượng nước tiểu, co giật cơ hoặc chuột rút.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), siêu âm, xét nghiệm nước tiểu.Xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu: xét nghiệm khí máu động mạch (ABG)

ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu của điều trị là kiểm soát triệu chứng, giảm các biến chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Lựa chọn điều trị bao gồm chế độ ăn kiêng, thuốc lợi tiểu (thuốc nước), truyền máu, và / hoặc lọc máu ngoài thận. Những bệnh gây suy thận mãn tính phải được kiểm soát và điều trị. Một số bệnh nhân có thể được chỉ định cấy ghép thận.

Tổng quan

Bệnh suy thận mạn tính là khi thận bị suy thoái từ từ và thường vĩnh viễn mất chức năng thận qua thời gian. Điều này xảy ra dần dần theo thời gian, thông thường từ nhiều tháng đến nhiều năm. Bệnh suy thận mạn tính được chia thành 5 giai đoạn theo mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.

Giai Đoạn                            

Mô Tả: GFR mL/min/1.73m2 ( GFR là tỷ lệ lọc cầu thận, một phép đo chức năng của thận)

  • GĐ 1: Thận bị hư hại rất nhẹ (slight) với sự gạn lọc Hơn 90
  • GĐ 2: Chức năng Thận giảm nhẹ 60-89
  •  3: Chức năng Thận giảm ở mức độ trung bình 30-59
  • GĐ 4: Chức năng Thận giảm ở mức độ nghiêm trọng 15-29
  • GĐ 5: Suy thận cần chạy thận hoặc cấy ghép thấp hơn 15

Giai đoạn thứ 5 của suy thận mạn tính cũng được gọi là giai đoạn cuối bệnh thận, trong đó toàn bộ hay hầu như toàn bộ thận mất chức năng thận và bệnh nhân cần chạy thận hoặc cấy ghép thận để sinh tồn. Do đó, một tên khác cho suy thận = 'kidney failure'. Loại bệnh suy thận nhẹ thường được gọi là ' renal insufficiency' .

Nguyên nhân

Hầu hết các bệnh mạn tính khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mạn.

  • Bệnh viêm cầu thận mạn: Thường hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 40%
    • Do viêm cầu thận cấp dẫn đến.
    • Do viêm cầu thận ở những bệnh nhân có bệnh chuyển hóa, hệ thống.
    • Do bệnh cầu thận có hội chứng thận hư.
  • Bệnh viêm thận, bể thận mạn: Chiếm tỷ lệ khoảng 30%.
  • Bệnh viêm thận kẽ: Thường do dùng thuốc giảm đau lâu dài, hoặc do tăng acid uric, tăng calci máu.
  • Bệnh mạch thận:
    • Xơ mạch thận lành tính hoặc ác tính.
    • Huyết khối vi mạch thận.
    • Viêm nút quanh động mạch.
    • Tắc tĩnh mạch thận.
  • Bệnh thận bẩm sinh (di truyền hoặc không di truyền):
    • Thận đa nang.
    • Loạn sản thận.
    • Hội chứng Alport.
    • Bệnh thận chuyển hóa.

Qua trên, thấy nguyên nhân hay gặp là bệnh viêm cầu thận mạn và viêm thận, bể thận mạn; do đó việc khai thác tiền sử của bệnh nhân và phát hiện hai nguyên nhân nói trên để điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ của bệnh suy thận mạn.

Nguyên nhân khác

Mặc dù tổn thương khởi phát ở cầu thận, hệ mạch thận hay tổ chức kẽ thận thì các Nephron bị thương tổn nặng cũng sẽ bị loại khỏi vai trò chức năng sinh lý. Chức năng của thận chỉ được đảm bảo nguyên vẹn bởi các nephron nguyên vẹn còn lại. Khi khối lượng nephron chức năng bị tổn thương quá nhiều, số còn lại không còn đủ để duy trì sự hằng định của nội môi thì bắt đầu xuất hiện các biến loạn về nước điện giải, về tuần hoàn, về hô hấp, về tiêu hóa, về thần kinh tạo nên hội chứng suy thận mạn.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Phù:
    • Suy thận mạn do viêm thận, bể thận thường không có phù. Bệnh nhân thường đái nhiều do tổn thương nặng ở kẽ thận, ở giai đoạn cuối có thể có phù do có kèm cao huyết áp và suy dinh dưỡng, suy tim.
    • Ở bệnh nhân suy thận mạn do viêm cầu thận mạn, thường là có phù (trừ giai đoạn đái nhiều). Phù ở đây có thể do hậu quả của hội chứng thận hư, do suy tim kết hợp và do các yếu tố nội tiết khác gây giữ muối và giữ nước.
  • Thiếu máu:
    • Thường gặp, nặng nhẹ tuy theo giai đoạn, suy thận càng nặng thì thiếu máu càng tăng. Đây là một dấu hiệu quý trên lâm sàng để chẩn đoán phân biệt với những trường hợp urê máu cao do các nguyên nhân cấp tính.
    • Thiếu máu đa số là bình sắc hình thể kích thước bình thường có khi có hồng cầu to nhỏ không đều. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán khi đến khám vì thiếu máu.
    • Thiếu máu rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủ erythropoietin là yếu tố cần thiết để được hóa tiền hồng cầu.
  • Tăng huyết áp:
    • Tăng huyết áp thường gặp chiếm khoảng 80% bệnh nhân có tăng huyết áp.
    • Cá biệt có bệnh nhân có đợt tăng huyết áp ác tính làm chức năng thận suy sụp nhanh chóng dẫn đến tử vong.
  • Suy tim:
    Khi xuất hiện thường đã muộn vì thường do giữ muối, nước và tăng huyết áp lâu ngày của quá trình suy thận mạn.
  • Viêm ngoại tâm mạc: Tiếng cọ màng tim là một biểu hiện giai đoạn cuối cùng của suy thận mạn và là dấu hiệu báo hiệu tử vong từ 1 - 4 ngày nếu không được lọc máu hoặc điều trị tích cực.
  • Nôn, ỉa chảy: Triệu chứng tiêu hóa của suy thận mạn ở giai đoạn đầu thường là chán ăn, ở giai đoạn 3 trở đi thì có buồn nôn, ỉa chảy. Có khi có xuất huyết tiêu hóa, có loét hoặc không loét.
  • Xuất huyết:
    • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da là thường gặp.
    • Có trường hợp tiểu cầu giảm rất khó cầm máu. Xuất huyết tiêu hóa nếu có thì urê máu sẽ tăng lên rất nhanh.
  • Ngứa: Là một biểu hiện ngoài da thường gặp do lắng đọng calci trong da. Đây là triệu chứng gợi ý của cường cận giáp trạng thứ phát.
  • Chuột rút: Thường xuất hiện ban đêm có thể là do giảm calci máu.
  • Viêm thần kinh ngoại vi: Tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm. Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng ở chân, kiến bò. Các triệu chứng này rất khó điều trị kể cả lọc máu ngoài thận.
  • Hôn mê:
    • Hôn mê do urê máu tăng cao là biểu hiện lâm sàng cuối cùng của suy thận mạn. Ở giai đoạn tiền hôn mê bệnh nhân có thể có co giật, có rối loạn tâm thần.
    • Những triệu chứng lâm sàng rất hay gặp là: phù, thiếu máu, tăng huyết áp, do đó dựa vào các triệu chứng chính này tại tuyến cơ sở có thể chẩn đoán được bệnh suy thận mạn.

Biểu hiện cận lâm sàng.

  • Mức lọc cầu thận giảm: Càng giảm nhiều suy thận càng nặng.
  • Nitơ phi protein tăng cao:
    • Urê máu trên 50mg% là bắt đầu tăng.
    • Creatinin máu l,5mg% là tăng rõ.
    • Acid uric cũng tăng.
    • Urê máu phụ thuộc vào chế độ ăn và quá trình giáng hóa của cơ thể (nhiễm khuẩn, xuất huyết, mất máu thường tăng nhanh).
    • Urê máu và creatinin máu tăng song song là biểu hiện của suy thận đơn thuần.
    • Urê máu tăng nhiều và creatinin máu tăng ít là biểu hiện tăng urê ngoài thận.
  • Natri máu thường giảm: Kali máu bình thường hoặc giảm. Khi kali máu cao có biểu hiện đợt cấp có kèm theo thiểu niệu hoặc vô niệu.
  • pH máu giảm:
    Suy thận giai đoạn 3 - 4, pH máu sẽ giảm, dự trữ kiềm giảm.
  • Calci máu giảm, Phospho máu tăng:
    Có khả năng cường cận giáp trạng thứ phát.
  • Protein niệu:
    Ở suy thận mạn giai đoạn 3-4, bao giờ cũng có nhưng không cao. Nếu là viêm thận bể thận thì chỉ dưới l g/24 giờ, nếu là viêm cầu thận mạn thì khoảng 2 đến 3g/24 giờ.
  • Hồng cầu niệu:
    Nếu có đái máu thì phải nghĩ đến sỏi tiết niệu trong viêm cầu thận mạn cũng có hồng cầu trong nước tiểu.
  • Bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu:Trường hợp suy thận do viêm thận bể thận mạn có khi có đái mủ.
  • Trụ niệu:
    Có trụ hạt hoặc trụ trong là dấu hiệu của suy thận mạn.
  • Urê niệu:
    Suy thận càng nặng urê niệu càng thấp, ở giai đoạn cuối chỉ đào thải được 64 g/24 giờ.
  • Thể tích nước tiểu:
    Giai đoạn đầu nước tiểu nhiều 2 - 3 lít/24 giờ, đái nhiều về đêm là dấu hiệu của suy thận mạn, suy thận mạn nặng nước tiểu vẫn được 500 - 800 ml/24 giờ. Có đái ít, vô niệu là có đợt cấp, hoặc là suy thận mạn giai đoạn cuối.
Phòng ngừa
  • Khi bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, cần đi gặp bác sỹ chuyên khoa để khám và điều trị, uống nhiều nước để tránh sỏi thận vì sỏi thận cũng là nguyên nhân có thể gây suy thận, uống khoảng 2 lít/ngày.
  • Giảm bớt đạm động vật trong bữa ăn hàng ngày vì thận có chức năng biến dưỡng chất đạm sẽ khiến cho thận làm việc nhiều hơn.
  • Tránh ăn uống các loại mật để tránh nhiễm trùng, nhiễm độc…
  • Với bệnh nhân huyết áp cao hoặc tiểu đường, cần uống thuốc đúng theo liệu trình của bác sỹ
  • Với trường hợp nước tiểu đục, tiểu đêm, tiểu ra máu, đau lưng, thì bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra chính xác, vì những dấu hiệu đó có thể do những nguyên nhân khác gây nên.
Điều trị
  • Nội khoa
    • Cần cải thiện các triệu chứng của suy thận mạn như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu..., kiểm soát huyết áp, đường huyết, và chế độ ăn hạn chế đạm.
    • Cần loại bỏ chất độc thận bằng cách lọc máu ngoài thận: Tất cả bệnh nhân được kết luận là suy thận mạn giai đoạn cuối, với hội chứng urê huyết cao và độ thanh thải creatinin <10 ml/phút đều phải được chỉ định lọc máu ngoài thận. Ngoài ra, chỉ định lọc máu ngoài thận còn có thể áp dụng cho những trường hợp cấp cứu như:
      • Tăng kali máu, điều trị nội khoa không cải thiện.
      • Toan chuyển hóa.
      • Quá tải về thể tích, không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị lọc máu ngoài thận là thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Việc chọn lựa phương pháp thích hợp cần tùy thuộc người bệnh, điều kiện địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo...

  • Ghép thận: Đây là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.