eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là kết quả của chế độ ăn uống không đúng hoặc không đầy đủ, có ba thể: thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gầy còm. Các nguyên nhân chủ yếu là do không đủ ăn, kém hấp thu thức ăn, hoặc mất quá nhiều chất dinh dưỡng. Trong một số trường hợp suy dinh dưỡng gây tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan của cơ thể.

TRIỆU CHỨNG

Mệt mỏi, chóng mặt, giảm cân, giảm đáp ứng miễn dịch, rụng tóc, giảm khối lượng cơ và sức mạnh, thiếu máu.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Việc khám bệnh chủ yếu bao gồm sự đánh giá về chế độ dinh dưỡng và làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm nước tiểu.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nhưng có thể bao gồm: truyền dịch, bổ sung các chất dinh dưỡng, chăm soc sý tế cơ bản.

Tổng quan

Trong ngành dinh dưỡng học, thuật ngữ ‘Suy dinh dưỡng protein - năng lượng (severe protein - energy malnutrition - PEM) để chỉ các thể lâm sàng điển hình từ suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) đến thể teo đét (Marasmus). Ngày nay, người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều chất dinh dưỡng hơn là thiếu protein và năng lượng đơn thuần.

3 thể của bệnh suy dinh dưỡng:

  • Thể nhẹ cân
    Nhẹ cân chỉ là một đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng nhưng không cho biết cụ thể đó là loại suy dinh dưỡng vừa mới xảy ra hay đã tích lũy từ lâu. Tuy nhiên, theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ thực hiện ở cộng đồng hơn cả, do đó tỷ lệ thiếu cân theo tuổi vẫn được thông dụng như là tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng. Nhìn chung trên phạm vi toàn cầu, sự dao động của tỷ lệ cân nặng/tuổi thấp và sự phân bố theo lớp tuổi của nó tương tự như ở chiều cao/tuổi.
 src=
  • Thể thấp còi
    Chiều cao theo tuổi thấp phản ảnh sự chậm tăng trưởng do điều kiện dinh dưỡng và sức khỏe không hợp lý. Đây là một chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế xã hội. Thường thường ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thấp còi tăng nhanh sau 3 tháng tuổi, đến 3 tuổi tỷ lệ này ổn định sau đó chiều cao trung bình đi song song với chiều cao tương ứng ở quần thể tham khảo.
  • Thể gầy còm
    Cân nặng theo chiều cao thấp thường phản ảnh một tình trạng thiếu ăn gần đây nhưng cũng có thể lâu hơn. Ở các nước nghèo, nếu không có tình trạng khan hiếm thực phẩm thì tỷ lệ này thường dưới 5%, nếu tỷ lệ này ở mức 10-14% là cao và ở trên 15% là rất cao. Tình trạng chung là suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao thường chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ 2 tuổi.
Nguyên nhân

 Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ

  • Do sai lầm về nuôi dưỡng: Chế độ ăn của trẻ thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng như nuôi nhân tạo bằng nước cháo đường, ăn bổ sung sớm bằng bột mắm, muối, mì chính. Một số trẻ sau khi cai sữa, khẩu phần ăn chủ yếu là gạo, ít thức ăn động vật, dầu, mỡ, vitamin và chất khoáng.
 src=
  • Do nhiễm khuẩn: Hậu quả của các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, tiêu chảy, viêm phổi, lao, giun sán... làm cho trẻ kém ăn chậm lớn.
  • Nguyên nhân sâu xa cũng cần phải kể đến dịch vụ y tế, môi trường, an ninh thực phẩm cho các hộ gia đình chưa đầy đủ.
    Thực tế lâm sàng và dịch tễ học cho thấy những trẻ 6-18 tháng tuổi bắt đầu ăn bổ sung và giảm dần bú sữa mẹ; trẻ sinh ra có cân nặng thấp dưới 1.500g; trẻ không được bú sữa mẹ trong năm đầu; trẻ thường xuyên bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp; trẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi hở hàm ếch, tim bẩm sinh, di chứng thần kinh; gia đình đông con, kinh tế eo hẹp... có nguy  cơ bị suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

  • Ăn uống không điều độ, ăn qua loa, đại khái, ăn ít. Nhất là ăn một mình, đơn độc gây cho việc ăn uống chán chường hoặc thiếu quan tâm đến chất lượng trong mỗi bữa ăn rất có thể gây nên suy dinh dưỡng ở người cao tuổi. Điều quan trọng nhất đưa đến suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là ăn uống kém chất lượng, thậm chí không đủ bữa, bữa no, bữa đói. Một số suy dinh dưỡng thiếu thốn kinh tế hoặc có khả năng về kinh tế nhưng không có người lo cho từng bữa ăn hàng ngày, sự việc cứ kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng.
 src=
  • Ngoài ra, còn có một số người cao tuổi suy dinh dưỡng do bệnh tật mạn tính kéo dài như: hệ thống răng kém (răng lung lay hoặc đã rụng nhiều) gây khó khăn trong việc nhai thức ăn. Tuyến nước bọt bị xơ hóa làm giảm khả năng bài tiết nước bọt (trong nước bọt có một số men rất cần cho việc làm nhuyễn thức ăn). Do chức năng sinh lý của người cao tuổi bị suy giảm, đặc biệt là các giác quan, nhất là vị giác và khứu giác cho nên không kích thích sự thèm ăn ở người cao tuổi.
  • Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi còn có thể gặp trong một số trường hợp dễ bị dị ứng với thức ăn, cho nên người cao tuổi ‘sợ ăn’ vì lo sau khi ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, đau bụng. Một số bệnh về đường tiêu hóa (nhất là bệnh về dạ dày). Bệnh về tâm thần như: bệnh trầm cảm mạn tính, sa sút trí tuệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiêu hóa và vì vậy rất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Nghiện rượu cũng là một nguyên nhân đáng kể, người nghiện rượu rất chán ăn, thậm chí không muốn ăn bất kỳ loại thực phẩm nào ngoài rượu. Một số trường hợp người cao tuổi bị suy dinh dưỡng do kiêng khem quá mức cần thiết.
Nguyên nhân khác

Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ

Biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn, tăng cân kém. Theo dõi biểu đồ phát triển cho thấy cân nặng của trẻ suy dinh dưỡng bao giờ cũng giảm hơn so với cân nặng của trẻ bình thường cùng lứa tuổi. Suy dinh dưỡng nhẹ (độ I) cân nặng sụt từ 20-30%, suy dinh dưỡng vừa (độ II) cân nặng sụt từ 30-40%, suy dinh dưỡng nặng: gồm 3 thể.

  • Thể teo đét (Marasmus): Cân nặng giảm trên 40%. Trẻ gầy đét da bọc xương.
><figcaption></figcaption></figure></div><ul><li>Thể phù (Kwashiokor): Cân nặng giảm từ 20-40%. Trẻ phù toàn thân, trên da có thể xuất hiện các mảng sắc tố màu nâu và lở loét toàn thân.</li><li>Thể phối hợp: Cân nặng giảm trên 40%, từ gầy yếu và phù 2 chân. Trẻ suy dinh dưỡng thường bị thiếu máu, thiếu vitamin đặc biệt là thiếu vitamin A gây khô mắt.Những trẻ suy dinh dưỡng nhất là ở trẻ nhỏ, nếu bị suy dinh dưỡng nặng sẽ ảnh hưởng nhiều đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động. Trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Khi trẻ lớn lên cân nặng và chiều cao đều giảm hơn so với người cùng tuổi, trẻ gái thì đẻ khó và khi làm mẹ dễ sinh ra những bé còi cọc. Một số công trình nghiên cứu đã chứng tỏ các tế bào thần kinh ở não không phát triển đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, giảm trí nhớ và kém thông minh.<div><span>Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn có thể làm cho suy dinh dưỡng nặng hơn. Suy dinh dưỡng bị mù do thiếu vitamin A thì tỷ lệ tử vong cao.</span></div></li></ul><h4>Biểu hiện của suy dinh dưỡng ở người cao tuổi</h4><p>Hầu hết người bị suy dinh dưỡng có thể tự phát hiện thấy mình bị gầy đi như: sụt cân, quần áo thấy tự nhiên rộng ra, các bắp thịt thấy mềm, nhũn không được rắn chắc như trước đây.</p><div class=
><figcaption></figcaption></figure></div><p>Tuy vậy, đối với một số người cao tuổi do bị suy dinh dưỡng lâu ngày nên đã có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, trong khi tự bản thân người đó không thể hoặc không biết mình đang mắc bệnh gì. Trong trường hợp này thì những thành viên trong gia đình cũng có thể nhận biết từ người cao tuổi là: ông, bà, bố, mẹ kém dần sự minh mẫn, hay quên hay kêu mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng hay cáu gắt vô cớ.</p><p>Người cao tuổi bị suy dinh dưỡng thường ăn khó tiêu, dễ táo bón, phân lúc lỏng lúc rắn, hay đau bụng lặt vặt. Nếu người cao tuổi mà đang mắc bệnh mạn tính khác như: hen suyễn, bệnh tim, viêm gan, bệnh về xương khớp thì các bệnh này tăng lên nhanh chóng hơn và toàn trạng trở nên dễ bị suy sụp và đặc biệt khi có tác nhân nhiễm trùng xâm nhập thì rất khó tránh khỏi mắc bệnh.</p></div></div><div class=
Phòng ngừa
  • Cung ứng lương thựcthực phẩm đầy đủ cho trẻ: Hiện tại, đây không còn là mối bận tâm quá lớn ở các thành phố. Tuy nhiên tại các vùng ngọai thành, vùng venvà nông thôn đây vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng dinhdưỡng của trẻ em.
  • Cho trẻ bú mẹ ngaysau sinh và kéo dài 18 - 24 tháng: Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhấtcho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, đựơc trẻ chấp nhận trong giai đọan sau. Sữamẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còncung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễmtrùng.
  • Chăm sóc dinh dưỡngcho trẻ bằng bữa ăn hợp lý: Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 4 - 6 tháng tuổi.Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêngkhem, và duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu không có đủ sữa mẹ,lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
  • Vệ sinh an toàn thựcphẩm: Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễmtrùng đường ruột, giun sán... Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quảndài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đónghộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.
  • Theo dõi biểu đồtăng trưởng cho trẻ hàng tháng: Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡnghoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
Điều trị
  • Điều trị các tìnhtrạng cấp: Mất nước hay phù toàn thân, rối loạn điện giải, suy tim cấp, nhiễmtrùng, nhiễm ký sinh trùng...
  • Bổ sung các dưỡngchất quan trọng với liều điều trị: Vitamin A, sắt, axit folic, đa sinh tố
  • Dinh dưỡng điều trịtích cực: Cho ăn càng sớm càng tốt và nhanh chóng nâng khẩu phần dinh dưỡng lênmức tối đa phù hợp với khả năng tiêu hoá hấp thu của trẻ, sử dụng các thực phẩmgiàu năng lượng, các chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt, nếu cần phải sử dụng thêmcác loại men hỗ trợ tiêu hoá. Trong trường hợp suy dinh dưỡng rất nặng cần đặt vấn đề nuôi ănbằng các phương tiện hỗ trợ như nuôi ăn qua sonde dạ dày, nuôi ăn bằng đườngtĩnh mạch một phần…
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.