Sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền qua vết cắn của muỗi Anopheles. Có năm loại khác nhau của ký sinh trùng Plasmodium với các Plasmodium falciparum là nguy hiểm nhất.Bệnh phân bố tại Trung và Nam Mỹ, châu Phi và châu Á. Bệnh nhân thường có các triệu chứng bắt đầu 1-3 tuần sau khi bị muỗi cắn.Bệnh sốt rét cũng có thể lây truyền từ người này qua người khác qua truyền máu, cấy ghép nội tạng, sử dụng chung các thiết bị thuốc tiêm với người bị nhiễm bệnh và lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai hoặc sinh. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhất thế giới khiến hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm.
Các triệu chứng phụ thuộc vào loại bệnh sốt rét, bao gồm: ớn lạnh, sốt, cơn sốt kéo dài từ 2 đến 8 giờ, vã mồ hôi, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, thiếu máu, phân có máu, vàng da, co giật, hôn mê và tử vong.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm kính phết mẫu máu dưới kính hiển vi sẽ giúp nhìn thấy các ký sinh trùng trong máu và xác định chẩn đoán.Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm kính phết (lấy mẫu máu của bệnh nhân phết lên bản kính để soi kính hiển vi)
Thuốc chống sốt rét có thể được chỉ định cho người đi du lịch đến các khu vực nơi bệnh sốt rét là phổ biến: mefloquine, doxycycline, chloroquine, hydroxychloroquine, hoặc Malarone (atovaquone và proguanil hydrochloride).
Điều trị sốt rét phụ thuộcvào loại Plasmodiumgây bệnh vàcần phải đạt được 2 mục đích: cắt cơn sốt, làm sạch ký sinh trùng, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh qua những người khác.
Ở nước ta có khoảng 45 triệu dân sống trong vùng có lưu hành sốt rét, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Bệnh có nhiều ở các vùng rừng núi, vùng ven biển nước lợ và dễ gây thành dịch.
Đặc biệt là các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên hoặc những vùng đồng bằng và thành phố có số đông người thường xuyên qua lại vùng sốt rét lưu hành để làm ăn sinh sống thì luôn có số lượng lớn những người mắc sốt rét và có sự gia tăng rõ rệt vào những tháng đầu mùa mưa.
Triệu chứng của bệnh thường xảy ra sau 8-25 ngày ủ bệnh. Có các biểu hiện như người bị cảm cúm. Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét là kịch phát, đó là sự xuất hiện theo chu kỳ của cơn lạnh đột ngột sau đó run rẩy và sau đó sốt và đổ mồ hôi. Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 đến 8 giờ, và ngoài cơn sốt bệnh nhân không có cảm giác bị bệnh. Sốt thường sẽ cao từ từ hoặc cao đột ngột rồi hạ sốt dần và người bệnh lại cảm thấy bình thường. Ngoài ra có thể có các triệu chứng đi kèm khác như là: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…
Người mắc bệnh sốt rét thường xuyên bị thiếu máu, người gầy, da xanh, niêm mạc mắt nhợt. Sốt rét có thể làm cho lách to, phù nề do suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị đẻ non, sảy thai, thai chết lưu, trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh dễ thành nguồn dịch lây truyền nhanh chóng từ người này sang người khác. Dễ chuyển thành ác tính và dẫn đến tử vong.
Lưu ý: Nếu thấy người cảm thấy có các triệu chứng hay dấu hiệu như trên, cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên bằng nhiệt kế hồng ngoại; Nếu uống thuốc hạ sốt không thấy đỡ, không nên tiếp tục cho uống mà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Có khoảng 170 loài plasmodium, nhưng chỉ có 4 loài gây sốt rét ở người là:
Loại ký sinh trùng mắc phải, tình trạng miễn nhiễm của ký chủ, cơ địa ký chủ (thai nghén, suy dinh dưỡng…). Thời kỳ ủ bệnh trong bệnh sốt rét là thời gian từ khi bị nhiễm ký sinh trùng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời gian này trung bình từ 9 đến 30 ngày thay đổi tùy theo từng chủng loại ký sinh trùng sốt rét.
Biểu hiện lâm sàng kinh điển của bệnh sốt rét bao gồm các cơn sốt điển hình trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt cao, vã mồ hôi. Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 đến 8 giờ và ngoài cơn sốt bệnh nhân không có cảm giác bị bệnh. Ngoài ra có thể có các triệu chứng đi kèm khác như là: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…
Đối với những người bị sốt rét lần đầu, kiểu sốt cơn điển hình như thế thì không thường gặp, trong khi những triệu chứng đi kèm khác lại thường xuất hiện, làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như là bệnh sốt xuất huyết, cúm, nhiễm siêu vi…
Người mắc bệnh sốt rét thường xuyên bị thiếu máu, người gầy, da xanh, niêm mạc mắt nhợt. Sốt rét có thể làm cho lách to, phù nề do suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị đẻ non, sảy thai, thai chết lưu, trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Người mắc sốt rét không được điều trị sẽ chuyển thành sốt rét ác tính và chết. Nếu mắc bệnh sốt rét không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ là nguồn bệnh để lây sang người khác làm cho nhiều người mắc bệnh, gây nên dịch sốt rét.
Bệnh sốt rét làm giảm sức lao động, tốn tiền mua thuốc nên giảm thu nhập, dẫn tới nghèo đói, vì vậy bệnh sốt rét có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội.
Có nhiều phương pháp khác nhau để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét.
Sốt rét là một bệnh có thể dẫn đến tử vong, nhất là khi đã có biến chứng, nên luôn luôn được xếp vào thứ tự ưu tiên, cần được điều trị sớm để hy vọng có kết quả tốt. Sự chọn lựa thuốc, cách dùng thuốc tùy theo từng loại ký sinh trùng mắc phải, tùy từng vùng địa lý còn nhạy cảm với thuốc hay không, cũng như tình trạng lâm sàng của bệnh nặng hay nhẹ.
Điều trị sốt rét cần phải đạt được 2 mục đích: cắt cơn sốt, làm sạch ký sinh trùng, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh qua những người khác.
Hiện nay, bên cạnh những loại thuốc kinh điển (quinine, chloroquine, primaquine…), nhiều dược chất mới (artemisinine, arterakin…) cũng đã được đưa vào điều trị, giúp cho chúng ta có sự chọn lựa và phối hợp thuốc tốt nhất để đạt được mục đích điều trị