Sốc phản vệ là phản ứng mẫn cảm toàn thân nặng, đặc trưng bởi tụt huyết áp hay tắc đường thở , xảy ra nhanh chóng và đe dọa tính mạng.
Dị ứng là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với một số loại chất lạ gọi là chất gây dị ứng. Tời gian đầu việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể không tạo ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, theo thời gian, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hình thành kháng thể đối với các chất gây dị ứng này nên các triệu chứng khi tiếp xúc với các chất đó dần thay đổi, trở nên nghiêm trọng hơn, có thể bao gồm sốc phản vệ.
Điều trị ngay lập tức là cần thiết. Điều trị bao gồm: thuốc kháng histamin (diphenhydramine / Benadryl), histamin chặn 2 (cimetidine / Tagamet, ranitidine / Zantac), corticosteroids, epinephrine, và dịch truyền tĩnh mạch.
Phản vệ là phản ứng mẫn cảm toàn thân nặng đặc trưng bởi tụt huyết áp hay tắc đường thở đe dọa sinh mạng. Trong đó, bệnh nhân đã có tiếp xúc trước với kháng nguyên. Sốc phản vệ qua trung gian IgE làm đại bào (mast cell) mất hạt, gây phóng thích chất trung gian hóa học (histamin, kinin, leucotriene...). Phản ứng dạng phản vệ xảy ra không qua trung gian IgE và không cần có tiếp xúc nhạy cảm trước, với biểu hiện lâm sàng tương tự như phản vệ.
Hiện nay, do triệu chứng và cách điều trị sốc tương tự nên dùng từ sốc phản vệ cho cả hai phản ứng qua IgE hay không qua IgE.
Biến chứng: Phản ứng phản vệ có thể đe dọa tính mạng khi xảy ra sốc phản vệ nặng, nó có thể ngừng thở hoặc ngừng nhịp tim. Trong trường hợp này, cần phải hồi sức tim phổi (CPR) và điều trị khẩn cấp khác ngay lập tức.
Hệ miễn dịch sản xuất kháng thể bảo vệ chống lại các chất lạ. Điều này là tốt khi có vật lạ có hại (như vi khuẩn hoặc virus nhất định). Nhưng hệ miễn dịch của một số người phản ứng thái quá với các chất mà không gây ra phản ứng dị ứng. Khi điều này xảy ra, hệ miễn dịch gây ra một chuỗi phản ứng hóa học, dẫn đến triệu chứng dị ứng. Thông thường, các triệu chứng dị ứng không đe dọa tính mạng. Nhưng một số người có một phản ứng dị ứng nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Thậm chí nếu đã có một phản ứng dị ứng nhẹ trong quá khứ, vẫn có nguy cơ sốc phản vệ trong tương lai. Một số các chất gây dị ứng có thể gây ra sốc phản vệ, tùy thuộc vào những gì bị dị ứng.
Nếu không biết nguyên nhân gây nên dị ứng tấn công, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm để cố gắng xác định các chất gây dị ứng. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra sốc phản vệ không bao giờ được xác định. Điều này được gọi là sốc phản vệ tự phát.
Các triệu chứng trên xuất hiện đột ngột trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với chất lạ, < 5 phút nếu tiêm tĩnh mạch, từ 5-20 phút nếu tiêm bắp, 30 phút nếu qua đường uống.
Sau khi đã điều trị giai đoạn đầu, bệnh nhân có nguy cơ bị tái phát. Hiện tượng hai pha xảy ra trong 3-20% bệnh nhân. Do phóng thích chất trung gian thì 2, thường xảy ra 4-8 giờ sau khi tiếp xúc chất lạ và biểu hiện lâm sàng 3-4 giờ sau khi các biểu hiện lâm sàng đầu tiên biến mất.
Xét nghiệm không giúp chẩn đoán xác định. Đo lượng histamin tăng trong vòng 5-30 phút sau phản ứng và thường giảm khi đến bệnh viện. Tryptase là protease có vai trò không rõ trong phản vệ, chỉ có trong hạt của đại bào, xuất hiện khi đại bào mất hạt. Tryptase cao vài giờ sau, dùng chẩn đoán xác định là phản vệ.