Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già bám vào hậu môn. Thường trực tràng được gắn bên trong cơ thể bởi các dây chằng và cơ bắp. Sa trực tràng là bệnh được gây nên bởi trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Đoạn ruột chui ra ngoài bao gồm tất cả các lớp của thành trực tràng hay chỉ có niêm mạc trực tràng, cả trực tràng và hậu môn hay chỉ có trực tràng hoặc chỉ có hậu môn sa ra ngoài.
Sa trực tràng thường gặp ở người già và phụ nữ. Nguyên nhân có thể là do táo bón kinh niên, sinh con, và các rối loạn khác.
Khối sa ở hậu môn; Đại tiện ra máu
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm có thể bình thường vì khối sa trực tràng có thể tự biến mất.
Trong hầu hết các trường hợp các khối trực tràng sa tụt ra dễ dàng và tự bệnh nhân ấn đẩy lên dễ dàng. Phương pháp ấn đẩy khối sa chỉ có tác dụng tạm thời, nếu bệnh nặng cần phẫu thuật. Có hai loại phẫu thuật: loại mổ theo đường tầng sinh môn và loại mổ theo đường bụng.
Sa trực tràng là bệnh được gây nên bởi trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Đoạn ruột chui ra ngoài bao gồm tất cả các lớp của thành trực tràng hay chỉ có niêm mạc trực tràng, cả trực tràng và hậu môn hay chỉ có trực tràng hoặc chỉ có hậu môn sa ra ngoài.
Ở người lớn, bệnh sa trực tràng không nhiều. Trong 6 năm, từ 5/1967 đến 4/1973, Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội có 12 trường hợp. Trong thời gian 3 - 5 năm, từ 5/1983 đến 9/1986, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh có 10 trường hợp.
Sa trực tràng là bệnh lành tính, không có biến chứng nặng nề và không có diễn biến phức tạp. Nhưng bệnh gây cho bệnh nhân nhiều phiền hà trong sinh hoạt và ảnh hưởng không ít tới năng suất lao động. Điều trị bệnh sa trực tràng là bằng phẫu thuật, với rất nhiều phương pháp mổ dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau. Điều trị nội khoa cần thiết, nhưng chỉ góp một phần vào kết quả của điều trị.
Bệnh sa trực tràng gặp cả ở nam lẫn nữ. Nữ hơn nam nhiều lần, thấy nhiều ở những người sinh khó, cuộc sinh kéo dài, khi sinh rách tầng sinh môn, ở những người có tiền sử cắt tử cung. Bệnh thấy ở mọi lứa tuổi. Nhiều ở trẻ em và người cao tuổi. Ở người lớn, đỉnh cao là ở tuổi 60-70. Bệnh xảy ra nhiều ở những người gầy ốm, ở những người thường xuyên bị táo bón lâu ngày, liên tục dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài.
Bệnh không làm bệnh nhân đau đớn, chỉ gây phiền hà trong sinh hoạt, chỉ đến khám khi có cơ hội thuận tiện hoặc khi gây nhiều phiền hà. Bệnh nhân thường đến khám sau nhiều năm mắc bệnh. Có bệnh nhân khi đến bệnh viện khám đã có tiền sử 50 năm.
Điều trị nội khoa nhằm mục đích làm cho đại tiện dễ dàng, không bị táo bón, khi đại tiện không phải rặn.
Trong hầu hết các trường hợp các khối trực tràng sa tụt ra dễ dàng và tự bệnh nhân ấn đẩy lên dễ dàng. Với các cháu bé, khi trực tràng bị sa ra ngoài, cha mẹ hoặc thầy thuốc phải trợ giúp bé.
Bệnh nhi nằm ngửa, mông kê cao và lòi ra khỏi mép bàn, hai chân dạng và được một người phụ nắm vào vùng khoeo giữ và dơ chân cao. Thầy thuốc đứng đối diện, tay mang găng được bôi trơn. Các ngón của bàn tay phải nắm gọn khối sa. Ngón cái bàn tay trái đặt vào giữa khối trực tràng sa, từ từ nhẹ nhàng đẩy lên. Trong khi đẩy, người phụ từ từ hạ thấp dần chân xuống và khéo dần hai chân lại. Khi khối sa vừa đẩy hết lên thì cũng là lúc hai chân cháu bé duỗi thẳng và khép kín. Giữ chân ở tư thế ấy, trong một lúc. Dùng băng vải băng hai chân lại với nhau vì nếu cháu bé khóc thì khối sa dễ bị tụt ra trở lại.
Phương pháp ấn đẩy khối sa chỉ có tác dụng tạm thời, để chờ phẫu thuật tiếp sau. Vì nguyên nhân sinh bệnh không được xác định chắc chắn cụ thể nên có rất nhiều phương pháp phẫu thuật, mỗi phương pháp dựa trên một quan điểm về nguyên nhân sinh bệnh. Có hai loại phẫu thuật: loại mổ theo đường tầng sinh môn và loại mổ theo đường bụng.