Rung nhĩ là kết quả của sự bất thường trong quá trình phát xung điện ở các buồng trên của tim (tâm nhĩ) gây nhịp tim nhanh và không đều, có thể lên tới 100 – 300 nhịp/phút, tuy nhiên các biểu hiện không thường xuyên, xuất hiện và biến mất một cách nhanh chóng. Bệnh có thể dẫn đến cục máu đông, đột quỵ, suy tim và các biến chứng liên quan đến tim khác. Bệnh xảy ra đột ngột và có thể gây thiếu máu thoáng qua. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cùng với độ tuổi, có khoảng 2-4% dân số toàn thế giới độ tuổi trên 65 gặp phải tình trạng này.
Bất thường hoặc tổn thương cấu trúc tim là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh rung tâm nhĩ, tuy nhiên cũng có thể do các yếu tố khác như: sử dụng quá nhiều chất kích thích (caffeine, rượu..), stress, mất cân bằng điện giải, thuốc, nhiễm khuẩn nặng, bệnh cường giáp, rối loạn thần kinh thực vật hoặc các yếu tố di truyền. Thậm chí có tới 10% các trường hợp bị bệnh mà không tìm được nguyên nhân.
Đánh trống ngực, nhịp tim, choáng váng, khó thở, ngất, đau ngực, lo âu.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể đi kèm với điện tâm đồ (EKG). Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để loại trừ trường hợp: bất thường điện giải, tổn thương cơ tim và bệnh tuyến giáp. Siêu âm tim sẽ được thực hiện để tìm kiếm cơ tim hay van tim bất thường.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP),điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm D-Dimer, xét nghiệm Tronopin, chụp x-quang, siêu âm tim, xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp TSH.
Điều trị rung nhĩ có rất nhiều phương pháp, trong đó bao gồm điều trị nội khoa (uống thuốc), điều trị đốt điện rung nhĩ bằng phương pháp can thiệp nội mạch và điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật. Bên cạnh đó, bệnh nhân rung nhĩ còn cần sử dụng thuốc kháng đông để tránh hiện tượng hình thành cục máu đông, tránh được các biến chứng nguy hiểm khi cục máu đông bung ra và trôi theo dòng máu đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.