Những người bị chứng quáng gà (mù đêm) không thể nhìn thấy trong ánh sáng mờ hoặc tối. Quáng gà có thể do thiếu vitamin A, thiếu kẽm hoặc nghiêm trọng hơn là do viêm võng mạc sắc tố. Các nguyên nhân khác bao gồm đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và bệnh võng mạc tiểu đường.
Các triệu chứng bao gồm khó nhìn vào ban đêm, khó nhìn trong ánh sáng mờ và khó điều chỉnh thị lực khi ánh sáng thay đổi.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể bao gồm khám mắt bằng đèn khe và các xét nghiệm đặc biệt khác. Kiểm tra bảng chuyển hóa cơ bản (BMP) và xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) (kiểm tra đường huyết). Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể bao gồm việc đeo kính theo toa, dùng thuốc (thường là bệnh tăng nhãn áp) hoặc phẫu thuật.
'Quáng gà' là cách gọi dân gian mô tả tình trạng về chiều tối mắt nhìn không thấy rõ, giống như con gà hơi chạng vạng về chiều đã phải lo về chuồng vì không nhìn rõ đường, do đó, gọi là quáng gà. Đây là bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc. Thực tế thoái hóa sắc tố võng mạc không phải là một bệnh mà là một nhóm các bệnh có tính di truyền được biểu hiện bằng triệu chứng nhìn kém trong điều kiện ánh sáng yếu. Vùng nhìn của người bệnh thu hẹp dần và xuất hiện các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc khi thăm khám đáy mắt.
Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc trong dân cư ở Mỹ là 1/4.000. Phương thức di truyền của bệnh có thể theo các kiểu di truyền trội, di truyền lặn, di truyền lặn có liên quan với giới tính.
Trong số đó, di truyền trội chiếm 20%, di truyền lặn liên kết với giới tính gần 10%, còn lại là di truyền lặn và các trường hợp mắc bệnh đơn lẻ di truyền trội do đột biến mới xảy ra.
Có nhiều nguyên nhân gây ra quáng gà trong đó phải kể đến bệnh lý liên quan đến gen di truyền như bệnh võng mạc sắc tố, bệnh lý của thần kinh thị giác, nhiễm độc thuốc và tình trạng thiếu vitamin A. Trong đó, nguyên nhân do thiếu vitamin A là phổ biến nhất. Khi bệnh nhân có biểu hiện bị quáng gà, nếu điều trị thử bằng vitamin A mà bệnh nhân hết quáng gà thì nguyên nhân chính gây ra quáng gà là do thiếu vitamin A.
Thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ em, nhất là ở những trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân là do khẩu phần ăn thiếu vitamin A, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa gan mật như tiêu chảy, viêm gan, sau khi mắc bệnh sởi… hoặc do trẻ lớn quá nhanh trong khi lượng vitamin A cung cấp cho cơ thể thiếu nghiêm trọng. Ngoài triệu chứng quáng gà, trẻ thiếu vitamin A còn bị khô da, tóc khô giòn dễ rụng.