Là bệnh truyền nhiễm do vi rút quai bị (vi rút thuộc nhóm Paramyxo) gây ra, làm sưng đau các tuyến mang tai (các tuyến nước bọt nằm giữa tai và hàm). Virus này có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tụy, vú, não và màng não. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi 2-12, tuy nhiên khoảng 10% người trưởng thành có nguy cơ bị bệnh. Các biến chứng có thể bao gồm vô sinh, mất thính giác, viêm não, thậm chí tử vong tuy hiếm. Bệnh quai bị lây lan qua các giọt nước nhỏ chứa vi-rút phát tán trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói hoặc thông qua tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi-rút. Tiêm chủng vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella)có thể ngăn ngừa bệnh.
Triệu chứng bắt đầu với sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp,2-3 ngày sau có đau mặt, sưng tuyến mang tai, sưng thái dương, hàm.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các triệu chứng sốt và sưng tuyến mang tai ở trẻ em là cơ sở để chẩn đoán. Có thể thực hiện phản ứng chuỗi trùng phân (PCR) nhưng không thật cần thiết.Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.
Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Mục đích điều trị là giảm triệu chứng, điều trị có thể bao gồm: dùng túi chườm nóng hoặc chườm đá, thuốc giảm đau và giảm sốt acetaminophen (Tylenol). Không nên dùng Aspirin cho trẻ em vì nguy cơ mắc hội chứng Reye.
Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm.Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó. Dịch bệnh thường xuất hiện ở những nơi tập trung đông đúc như trường học, ký túc xá v.v…
Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có kháng thể chống vi-rút quai bị. Bệnh quai bị khởi đầu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai).