Động mạch chủ là động mạch lớn nhất và dài nhất trong cơ thể, xuất phát từ tim sau đó đi trong lồng ngực xuống ổ bụng và kết thúc bằng chia 2 động mạch chậu. Phình động mạch chủ bụng là bệnh lý giãn khu trú bất thường của động mạch chủ ở đoạn bụng, khi đường kính động mạch chủ bụng > 3cm thì được coi là phình.Phình động mạch chủ bụng thường gặp ở người cao tuổi có kèm xơ vữa mạch máu và cao huyết áp. Tình trạng thành mạch bị xơ vữa, chịu áp lực cao liên tục, kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành túi phình.
Phình động mạch chủ bụng có thể gây ra đau bụng, đau lưng, nôn mửa, suy nhược, ngất xỉu hoặc tử vong. Một số bệnh nhân có thể không có triệu chứng đặc biệt.
Thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)là cách tốt nhất để bác sĩ có thể xác định chứng phình động mạch chủ có gây chảy máu hay không.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm Tronopin, siêu âm.
Với phình ĐM chủ bụng có nguy cơ vỡ thấp (đường kính < 5cm): điều trị nội khoa, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và theo dõi định kỳ bằng chẩn đoán hình ảnh. Với phình ĐM chủ bụng có nguy cơ vỡ cao: phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ hoặc đặt stent-graft bằng điện quang can thiệp.