Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp tim có vị trí khởi phát từ tâm thất, từ chỗ phân nhánh của bó His trở xuống. Nhịp nhanh thất là rất nguy hiểm vì có thể biến thành rung thất (VF) - cơ chế thường gặp nhất của đột tử tim, có khả năng gây tử vong cao. Các nguyên nhân phổ biến nhất của nhịp nhanh thất là cơn đau tim, suy tim, sử dụng ma túy, các khuyết tật tim bẩm sinh, phẫu thuật tim trước đó, chất điện giải bất thường.
Tim đập nhanh; Đánh trống ngực; Ngất (xỉu); Choáng nhẹ; Khó thở (thở nhanh); Đau ngực; Ra mồ hôi.
Điện tâm đồ sẽ được thực hiện: nó cho thấy một cách chính xác rằng bệnh nhân đang có nhịp nhanh thất hay không.Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), điện tâm đồ (EKG), chụp x-quang, xét nghiệm Troponin.
Điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng, độ dài của thời gian bệnh nhân trải qua các nhịp nhanh thất và nguyên nhân của nó.
Bệnh nhân gặp nhịp nhanh thất có thể được chỉ định thực hiện hồi sức tim phổi (CPR), sốc điện ngay cho tim (sốc điện hoặc khử rung tim), và các loại thuốc để chuyển đổi trái tim trở lại nhịp điệu bình thường. Để ngăn chặn sự tái phát của bệnh nhân có thể cần phải dùng thuốc (procainamide, amiodarone, hay sotalol), và / hoặc có một thủ thuật dùng năng lượng sóng có tần số radio để ngăn chặn các mạch điện bất thường trong tim. Máy khử rung tim được cấy dưới da (ICD) cũng có thể được chỉ định.
Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp tim có vị trí khởi phát từ tâm thất, từ chỗ phân nhánh của bó His trở xuống.
Nhịp nhanh thất là khi có một chuỗi từ 3 ngoại tâm thu thất trở lên. Khi xuất hiện nhịp nhanh thất, tần số tim thường từ 100-200 chu kỳ/phút. Khi tần số từ 250-300 chu kỳ/phút thường là cuồng thất và rung thất thường có tần số >350 chu kỳ/phút.
Có một dạng đặc biệt của nhịp nhanh thất nhiều ổ gọi là xoắn đỉnh có đặc điểm cũng như cách thức điều trị khác. Thời gian cơn tim nhanh thất kéo dài > 30 giây gọi là cơn tim nhanh thất bền bỉ và thời gian cơn tim nhanh thất < 30 giây gọi là cơn tim nhanh thất không bền bỉ.
Nguyên nhân gây bệnh bao gồm: