eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira

Nhiễm Leptospira là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Đối với bệnh nhân bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể xuất hiện một loạt các triệu chứng nhưng cũng có thể không có triệu chứng gì cả. Nếu bệnh không được điều trị, bệnh nhân có thể mắc phải các tổn thương thận, viêm màng não suy gan, và suy hô hấp. Bệnh có thể gây tử vong.

TRIỆU CHỨNG

Sau khi tiếp xúc với các vi khuẩn hầu hết mọi người sẽ không có triệu chứng trong vòng ít nhất 10 ngày. Các triệu chứng bao gồm: Khởi phát sốt đột ngột; Ớn lạnh (rét run); Đau cơ, đau xương khớp; Nhức đầu; Ho khan; Buồn nôn; Nôn mửa; Tiêu chảy; Đau họng; Đau bụng

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan),xét nghiệm nước tiểu (UA), siêu âm.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Những loại kháng sinh có thể được chỉ định gồm: ampicillin, penicillin, ceftriaxone, cefotaxime, doxycycline, azithromycin và clarithromycin. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định các biện pháp chăm sóc hỗ trợ như dịch truyền tĩnh mạch và thở máy.

Tổng quan

Nhiễm Leptospira là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Trên lâm sàng bệnh có nhiều thể khác nhau từ nhiễm trùng không có biểu hiện lâm sàng đến bệnh tối cấp gây tử vong. Nhiễm Leptospira biểu hiện giống như bệnh cúm với sốt đau đầu và đau cơ. Thể nặng của nhiễm Leptospira biểu hiện vàng da viêm gan, suy chức năng thận và xuất huyết, còn gọi là Hội chứng Weil có thể tử vong.

Nguyên nhân
  • Tên tác nhân là Leptospira thuộc loài gây bệnh (có một loài Leptospira khác sống tự do không gây bệnh).
  • Hình thái: Leptospira hình xoắn, mảnh, có móc ở 2 đầu nên còn gọi là xoắn khuẩn móc để Leptospira có thể chui sâu vào mô vật chủ. Trên kính hiển vi nền đen nhìn thấy Leptospira như một sợi chỉ lóng lánh như bạc, di động nhanh.
  • Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Sức đề kháng của Leptospira tuy yếu nhưng còn cao hơn so với các loại xoắn khuẩn khác. Leptospira có thể sống lâu trong nước, ở môi trường có pH toan thì không phát triển được. Leptospira chịu được lạnh và sống được 1 tuần ở nhiệt độ thường trong môi trường máu đã loại tơ huyết. Chất mật trong gan sẽ làm cho Leptospira ngừng hoạt động và tan ra từ 10-15 phút. Leptospira bị chết ở 560C trong 10 phút, ở dịch dạ dày trong 30 phút và bị diệt bởi nước Javelle và phenol.
Nguyên nhân khác

Dấu hiệu lâm sàng

  • Khoảng 15-40% số người bị nhiễm không có biểu hiện lâm sàng.
  • Trong những trường hợp bị bệnh, biểu hiện lâm sàng rất khác nhau từ nhẹ đến nặng, thậm chí tử vong. Hơn 90% bị bệnh là thể nhẹ không có vàng da, có hoặc không viêm màng não, khoảng 5-10% biểu hiện nặng với vàng da đậm (hội chứng Weil).
  • Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần nhưng thay đổi từ 2 đến 26 ngày.
><figcaption></figcaption></figure></div><ul><li> Nhiễm Leptospira có thể diễn biến hai pha. Nhiễm Leptospira điển hình thường khởi đầu bằng giai đoạn nhiễm Leptospira huyết thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Trong giai đoạn này biểu hiện bệnh không đặc hiệu giống như cúm, có thể phân lập Leptospira từ máu, dịch não tuỷ và hầu hết tổ chức. Sau giai đoạn này bệnh nhân hết sốt từ 1 đến 2 ngày, tiếp theo là giai đoạn 2 'Giai đoạn miễn dịch' kéo dài từ 4 đến 30 ngày, đôi khi dài hơn. Xoắn khuẩn bị loại trừ trong máu và dịch não tuỷ nhưng vẫn còn trong thận, nước tiểu. Giai đoạn này có sự hiện diện của kháng thể trong máu và xuất hiện viêm màng não, viêm mống mắt, phát ban và trong những thể nặng có viêm gan thận.</li><ul><li>Nhiễm Leptospira thể không vàng da: <span>Thể bệnh không vàng da khởi phát đột ngột giống bệnh cúm với sốt cao, rét run, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn và đau cơ, nhất là đau cơ bắp chân, đùi, lưng và bụng. Tuy ít gặp nhưng có thể đau họng, nổi ban, đôi khi sợ ánh sáng, tinh thần hỗn loạn, ho, đau ngực, ho ra máu. Phần lớn bệnh nhân khỏi không có triệu chứng trong khoảng 1 tuần, sau khoảng 1-3 ngày một số trường hợp xuất hiện giai đoạn 2 cùng với sự phát sinh ra kháng thể. Nói chung, triệu chứng trong giai đoạn 1 rất thay đổi như sốt có thể chỉ vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài 1 tuần, đau cơ nhẹ hơn và giai đoạn 2 có thể diễn biến đến viêm màng não vô khuẩn trong vài ngày.</span></li></ul></ul><ul><ul><li>Nhiễm Leptospira thể vàng da (hội chứng Weil): <span>Ngoài các triệu chứng cơ năng ở thể bệnh không vàng da còn có vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu gần như nước vối và xuất huyết. Thể bệnh này là do chủng xoắn khuẩn vàng da xuất huyết gây nên (Leptospira icterohaemorrhagiae). Biểu hiện xuất huyết của hội chứng Weil là chảy máu cam, trên da có chấm xuất huyết (petechiae), ban xuất huyết (purpura) và mảng xuất huyết (ecchymoses). Ngoài ra còn xuất huyết dạ dày - ruột nặng. Tuy hiếm nhưng cũng có thể xuất huyết thượng thận hoặc xuất huyết dưới màng nhện. Tỷ lệ tử vong tăng nếu không được điều trị tích cực, kể cả biện pháp chạy thận nhân tạo ở những trường hợp suy gan thận cấp, rối loạn mạch máu gây xuất huyết hoặc suy hô hấp, rối loạn nhịp tim do viêm cơ tim.</span></li></ul></ul><div class=
><figcaption></figcaption></figure></div><h4><span>Triệu chứng cận lâm sàng</span></h4><p>Các xét nghiệm biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn, suy thận, suy gan...</p><ul><li>Xét nghiệm nước tiểu: có hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt và trụ trong, tăng protein nhẹ trong nhiễm Leptospira thể nhẹ...</li><li>Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu thay đổi từ 3.000 đến 26.000. Hạ tiểu cầu gặp trong một nửa các trường hợp. Tốc độ máu lắng tăng. Bilirubin, phospatase kiềm cũng như men transaminase tăng vừa phải so với viêm gan siêu vi trùng. Tỷ lệ prothrombin có thể giảm nhưng đáp ứng tốt với điều trị bằng vitamin K. Men creatine phosphokinase (CPK) tăng trong hơn 50% số bệnh nhân ở tuần đầu của bệnh có thể giúp cho chẩn đoán. Biểu hiện suy thận với tăng ure, creatinin, kali và toan chuyển hoá gặp trong thể nặng.</li><li>Xét nghiệm nước não tuỷ: biến đổi như viêm màng não nước trong, trong giai đoạn đầu thành phần tế bào thường là bạch cầu đa nhân sau đó chuyển thành Monocyte, protein tăng nhẹ, glucose bình thường.</li><li>XQ phổi: Trong bệnh do Leptospira nặng chụp phổi có thể thấy mờ ở nhu mô, thường ở thuỳ dưới phía lưng do chảy máu.</li></ul></div></div><div class=
Phòng ngừa

Biện pháp dự phòng

  • Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ. Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh xoắn khuẩn vàng da cho nhân dân, nhất là ở nơi có bệnh lưu hành địa phương, nơi có ổ dịch tiềm tàng và môi trường lao động có nguy cơ nhiễm Leptospira từ nước tiểu súc vật nuôi hoặc quần thể chuột đối với ngành nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, v.v... để nhân dân biết cách tự phòng bệnh và phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ.
  • Vệ sinh phòng bệnh:
    •  Các chuồng trại chăn nuôi súc vật, lò mổ, v.v… phải cao ráo, có nền cứng dễ thoát nước, thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tẩy uế khi cần thiết.
    •  Những người làm việc trong môi trường lao động hoặc nghề nghiệp có nguy cơ bị nhiễm Leptospira phải được trang bị bảo vệ da, niêm mạc như quần áo lao động, tạp dề, ủng, găng tay, kính mắt,…
    • Tại các cơ sở chăn nuôi súc vật, các lò mổ, bể bơi, v.v… cần phải kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ quần thể chuột, các chất thải để xử lý kịp thời phòng chống chuột và vệ sinh môi trường.
    • Tiêm vắc-xin có các chủng Leptospira chủ yếu lưu hành địa phương cho súc vật nuôi cũng có kết quả nhất định nhưng không loại trừ được tình trạng nhiễm Leptospira và bài tiết xoắn khuẩn trong nước tiểu.
    • Tiêm vắc-xin Leptospira cho người làm nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh cao đã thực hiện có kết quả ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc,…
><figcaption></figcaption></figure></div><h4><span>Biện pháp chống dịch</span></h4><ul><li>Tổ chức:</li><ul><li>Thành lập Ban chống dịch do lãnh đạo chính quyền làm trưởng ban, lãnh đạo y tế địa phương làm phó ban thường trực và các thành viên khác có liên quan như: Y tế, Chăn nuôi, Thú y, Công an, Hội Chữ thập đỏ,...</li><li> Các thành viên trong Ban chống dịch được phân công nhiệm vụ để chỉ đạo và huy động cộng đồng thực hiện tốt công tác chống dịch.</li><li>Đối với vụ dịch nhỏ, cần dành một số giường bệnh trong một khu riêng ở khoa lây bệnh viện để cách ly và điều trị bệnh nhân. Nếu có dịch lớn thì có thể thành lập bệnh xá dã chiến trong cộng đồng.</li></ul><li>Chuyên môn:</li><ul><li>Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Những trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ phải được vào bệnh viện để cách ly, theo dõi, điều trị sớm và phòng chống biến chứng. Phòng tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân, nhất là nước tiểu.</li><li>Những người tiếp xúc với súc vật bị nhiễm Leptospira và các nguồn nước bị ô nhiễm phải được theo dõi nhiệt độ để phát hiện sớm bệnh.</li><li>Dùng doxycyclin với liều 200 mg/lần/tuần cho người bị phơi nhiễm cao ở vùng nguy cơ cao.  </li><li>Xử lý môi trường: Cần sát trùng, tẩy uế đồng thời đối với các đồ vật bị nhiễm máu, nước tiểu bệnh nhân và khu vực bị nhiễm nước tiểu súc vật.</li></ul></ul></div></div><div class=
Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Cần điều trị sớm kháng sinh penicillin G với liều 5-10 triệu đơn vị/ngày cho người lớn và 100.000 đơn vị/kg cho trẻ em, dùng trong 10-15 ngày. Những người có dị ứng với penicillin có thể thay bằng doxycyclin, ampicillin hoặc erythromycin. Trường hợp nặng dùng cephalosporin hoặc quinolone.

Điều trị triệu chứng: Hồi phục nước, điện giải, trợ tim, truyền máu (nếu xuất huyết có sốc), hồi sức hô hấp và lọc ngoại thận nếu cần thiết trong các thể nặng.

Điều trị đặc hiệu

Điều trị kháng sinh nên bắt đầu sớm nhất nếu có thể.

  • Thể nhẹ:
    • Doxycycline 100mg uống 2 lần/ngày hoặc
    • Ampicilline 500-750mg uống 4 lần/ngày hoặc
    • Amoxycilline 500mg uống 4 lần/ngày
  • Thể trung bình và nặng:
    • Penicilline G 1,5-2 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch 4 lần/ngày.
    • Ampicilline 1g tiêm tĩnh mạch 4 lần/ngày hoặc Amoxicillin 1g tiêm tĩnh mạch 4 lần/ngày. Nếu dị ứng với Pencillin có thể thay bằng Erthromycine 500mg 4 lần/ngày.
    • Thời gian dùng thuốc kéo dài từ 7-10 ngày.
    • Một số kháng sinh mới như các Cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng tốt với Leptospira in vitro hiện chưa có đủ dữ liệu áp dụng trên lâm sàng.
><figcaption></figcaption></figure></div><h4><span>Điều trị bổ trợ</span></h4><p>Nhiễm Leptospira thể nặng cần được theo dõi điều trị ở đơn vị hồi sức tích cực. Bù đủ dịch bằng truyền tĩnh mạch đảm bảo khối lượng tuần hoàn, duy trì mạch huyết áp ổn định, nếu cần có thể dùng Dobutamin, Dopamin.</p><p>Trường hợp bệnh nhân vô niệu, suy thận cần chỉ định lọc thận nhân tạo sớm khi vô niệu trên 2 ngày ure và kali máu tăng. Nếu suy thận còn nước tiểu và đáp ứng với điều trị lợi niệu có thể dùng lợi tiểu Furosemide, bù dịch và điều chỉnh toan huyết bằng Natribicarbonat.</p><p>Truyền máu toàn phần hoặc khối tiểu cầu trong trường hợp có xuất huyết.</p><p>Đảm bảo hô hấp bằng hút đờm dãi, thở ôxy, đặt ống nội khí quản, thở máy khi cần thiết.</p><p>Có thể dùng vitamin K, thuốc lợi mật và chống hoại tử tế bào gan.</p><p>Phần lớn nhiễm Leptospira hồi phục hoàn toàn, tử vong thường gặp ở những bệnh nhân nặng với xuất huyết trầm trọng, suy thận gan nặng, suy hô hấp, truỵ mạch, đặc biệt ở người già và phụ nữ có thai dễ bị thai chết lưu.</p></div></div></div><div class=
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.