Giun chỉ là loại giun ký sinh gây bệnh đến hơn 100 triệu người trên toàn thế giới. Bệnh lưu hành ở các nước có khí hậu nóng ẩm và xảy ra do muỗi mang ấu trùng giun chỉ truyền sang người. Giun chỉ có thể ký sinh ở hệ thống bạch huyết làm tổn thương hệ thống bạch huyết (vì vậy còn được gọi là bệnh giun chỉ bạch huyết), gây phù to ở các chi (nên còn được gọi là bệnh phù voi).
Sốt, nhức đầu, phù chân, viêm bộ phận sinh dục.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Máu của bệnh nhân có thể được lấy để quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiện giun chỉ và làm xét nghiệm máu kháng thể.
Thuốc chống ký sinh trùng được chỉ định. Phẫu thuật có thể được đề nghị nếu bệnh nhân bị phù bạch huyết.
Trên thế giới có 3 loài giun chỉ gây bệnh cho người là Wuchereria bancrofti (W. bancrofti), Brugia malayi (B. malayi) và Brugia timori (B.timori). Tại Việt Nam, chỉ phát hiện được 2 loài là W. bancrofti và B. malayi.
Ấu trùng giun chỉ và giun chỉ trưởng thành không tồn tại ở môi trường tự nhiên, chỉ tồn tại trong cơ thể người và trong cơ thể muỗi truyền bệnh.
Hầu hết không có biểu hiện lâm sàng. Một số ít có triệu chứng sốt cao đột ngột kèm theo mệt mỏi, nhức đầu nhiều, sốt tái phát từng đợt 3-7 ngày. Viêm bạch mạch và hạch bạch huyết xảy ra sau sốt vài ngày. Viêm đỏ đau dọc theo hệ bạch mạch, thường ở mặt trong chi dưới, hạch bẹn có thể sưng to, đau.