eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Nấm họng

Candida là thủ phạm gây nên nấm họng, miệng. Căn bệnh này gây ra những đốm trắng đau ở cổ họng và đôi khi trên lưỡi. Nấm họng được tìm thấy ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc ở những người sử dụng steroid dạng hít để điều trị hen suyễn.

TRIỆU CHỨNG

Đau nhói ở vùng họng - miệng; Các mảng trắng trong miệng và lưỡi; Đau khi nuốt.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Mẫu phẩm từ miệng có thể được xét nghiệm dưới kính hiển vi để tìm nấm Candida.

ĐIỀU TRỊ

Nước súc miệng kháng nấm hoặc viên ngậm được chỉ định trong vòng 5-10 ngày. Nếu chúng không hiệu quả, thuốc uống có thể được chỉ định.

Tổng quan

Niêm mạc vùng họng miệng, thanh quản thường có nấm candida sống hoại sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc vì một lý do nào đó như lạm dụng kháng sinh, xạ trị, hóa trị,.. làm cho môi trường trong họng thay đổi, tạo điều kiện để nấm phát sinh, phát triển gây bệnh.

Ngoài ra, nấm họng cũng có thể xuất hiện do hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm.

Nguyên nhân
  • Những người vệ sinh họng - miệng kém; những người phải điều trị tia xạ vùng họng miệng.
  • Những người có sức đề kháng yếu hoặc bị mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, thiếu máu mạn tính, những bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khoẻ và những người phải điều trị cocticoid, kháng sinh phổ rộng kéo dài.
  • Đặc biệt, rất hay gặp bệnh nấm họng - miệng ở những người nhiễm HIV/AIDS.
Nguyên nhân khác

Dấu hiệu sớm của nấm họng - miệng do nấm Candida gây nên là người bệnh thấy đau nhói ở vùng họng - miệng. Cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt nhưng lại gây khó chịu như loạn cảm họng.

Khi người bệnh há miệng ra, dễ dàng nhìn thấy những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc. Những đám trắng như bựa này dễ dàng được gạt đi bằng que bông; niêm mạc bị đỏ, xung huyết nhưng không có các vết trợt, loét.

Khi có những triệu chứng này người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ bị nấm để đến bệnh viện khám, xét nghiệm chính xác căn nguyên có phải do nấm Candida gây ra hay không.

Phòng ngừa

Biện pháp phòngtránh chủ yếu là vệ sinh họng thường xuyên bằng các dung dịch kiềm để tránh sựthay đổi môi trường pH họng, thường xuyên vệsinh môi trường xung quanh sạch sẽ, sử dụng thuốc đúng và hợp lý.

Điều trị
  • Dùng kháng sinh chống nấm toàn thân/tại chỗ hoặc phối hợp cả hai phương pháp (như dùng clotrimazol, nystatin, amphotericin B, fluconazol...). Tuy nhiên, hầu hết các chất có thể làm suy giảm sự xâm nhiễm của nấm cũng có tác dụng phụ nặng nề đối với cơ thể người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc chống nấm phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
  • Phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ bởi vì nấm Candida thường rất dễ tái phát. Do vậy, luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian; loại bỏ các yếu tố thuận lợi và vệ sinh miệng, họng thường xuyên.
  • Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm Candida cần phải kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng tốt, không hút thuốc lá cũng là những yếu tố có thể phòng được nấm Candida.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.