Mụn trứng cá là tình trạng da đặc trưng bởi mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn đỏ và sưng tấy. Mụn thường mọc trên khuôn mặt và lưng. Tình trạng mụn trứng cá thường trở nên tồi tệ hơn trong tuổi dậy thì khi có sự gia tăng các hormone gọi là nội tiết tố androgen. Mụn trứng cá nặng có thể gây ra sẹo vĩnh viễn.
Mụn không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen). Mụn viêm (sẩn, mụn mủ, nang, nốt)
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Thường không cần xét nghiệm.
Điều trị bắt đầu với việc vệ sinh làn da thật tốt: làm sạch da nhẹ nhàng với một loại xà bông không làm khô nhẹ, và loại bỏ tất cả các bụi bẩn hoặc lớp make-up. Không được chà xát, nặn mụn tránh gây nhiễm trùng.
Điều trị thông thường bao gồm benzyl peroxide và salicylic acid. Điều trị theo toa phổ biến bao gồm kháng sinh uống và bôi, retinoids, Accutane, hoặc uống thuốc tránh thai ở phụ nữ. Các phương pháp khác có thể bao gồm điều trị laser, mặt nạ hóa học, microdermabrasion, tiêm corticosteroid interlesional, và / hoặc phẫu thuật thẩm mỹ cho vết sẹo nghiêm trọng.
Trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã được biểu hiện với nhiều hình thái tổn thương đa dạng như nhân, sẩn, mụn mủ, cục, nang trứng cá. Bệnh có thể để lại hậu quả sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo quá phát. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nam, nữ tuổi dậy thì cho đến 30 - 40 tuổi. Một số trường hợp trứng cá giảm dần nhưng còn rất nhiều bệnh nhân tiến triển dai dẳng, phát triển từng đợt. Bệnh trứng cá nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp có thể để lại sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân của bệnh trứng cá khá phức tạp, có liên quan tới nhiều yếu tố như nội tiết, tiêu hoá, đặc biệt là tuyến sinh dục… Vai trò của các tạp khuẩn trên da, trong đó tụ cầu, liên cầu và nhất là Corinebacterium cũng được đề cập đến. Các vi khuẩn này thường ở trong nang lông, có khả năng thuỷ phân chất bã thành acid béo, gây kích thích và viêm tổ chức nang lông.
Ngoài ra, trứng cá có thể do dị ứng một số thức ăn, thuốc (Bromua, corticosteroid, thuốc bôi goudron…) hoặc do tiếp xúc với một số hoá chất (Dầu, mỡ, nhựa đường…) hoặc do thiếu vitamin B2.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng đại đa số các tác giả đều nêu ra 3 cơ chế chính gây nên trứng cá:
Sự hoạt động của tuyến bã có sự biến đổi liên quan với các hormone, đặc biệt là hormone sinh dục nam, trong đó Testosteron là hormone có hiệu lực chủ yếu ở da đối với tế bào tuyến bã. Testosterone có tác dụng kích thích sự phát triển và bài tiết chất bã, đồng thời làm giãn rộng và làm tăng thể tích tuyến bã, nhất là các tuyến bã ở mặt. Vì vậy, người ta coi trứng cá là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của tuổi thành niên khi cơ thể nam có sự tăng tiết Testosteron.
Sự sản xuất quá mức các chất bã kết hợp với dầy sừng ở phễu nang lông gây nên hiện tượng ứ đọng chất bã. Nguyên nhân của sự dầy sừng này là do tác dụng kích thích của chất bã lên thành nang lông và sự thay đổi trong bản mẫu của quá trình sừng hoá trong lòng nang lông. Ngoài ra, một số yếu tố ngoại cảnh như nóng ẩm, khói bụi… hay các chất như sinh diêm, mỹ phẩm có nhiều chất béo tạo ra sự ứ đọng chất bã, làm bít tắc lỗ chân lông.
Trong nang lông có trực khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) còn gọi là Corynebacterium acnes có tính chất đa dạng và kỵ khí. Ngoài các vi khuẩn trên người ta còn thấy một số nấm men Pityrosporum ovale ở một số nang tuyến bã.
Trực khuẩn P. acnes có khả năng phân huỷ lipid, giải phóng acid béo tự do gây viêm mạnh.
Chất bã bị ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển ở phần dưới cổ nang lông tuyến bã: P.acnes, P. Grannulosum, S. Blans, và nấm P. ovale. Những vi khuẩn này tiết ra men hyaluronidase, protease, lipase lecitinase có khả năng gây viêm và các yếu tố hoá ứng động bạch cầu. Các yếu tố hoá ứng động bạch cầu sẽ giải phóng hydrolase thấm vào thành và làm yếu thành nang lông gây viêm và vỡ cùng nhân trứng cá vào lớp trung bì, phản ứng viêm hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang.
Thương tổn mụn trứng cá có thể chia thành 2 nhóm chính là mụn không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen) và mụn viêm (sẩn, mụn mủ, nang, nốt):
Dựa vào những thương tổn này, người ta phân loại mụn trứng cá thành 3 mức độ nhẹ, nặng và trung bình. Mụn trứng cá nhẹ thương tổn là một vài mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Mụn trứng cá trung bình, thương tổn gồm nhiều mụn đầu trắng, mụn đầu đen đồng thời có thêm sẩn, mụn mủ. Mụn trứng cá nặng thương tổn gồm nhiều mụn mủ, nang, nốt, sẹo.
Những vùng da hay bị mụn trứng cá là mặt, cổ, ngực, vai, phía trên cánh tay, lưng…
Để phòng ngừa khôngbị mắc bệnh mụn trứng cá hoặc nếu đã bịmụn trứng cá không làm cho nó phát triển thêm, bạn phải chăm sóc da đúngcách, kết hợp điều chỉnh ăn uống để loại bỏ môi trường cho vi khuẩn phát triển:
Đối với mụn trứng cá nặng nếu như không biết chăm sóc và điều trị đúng cách thì có thể để lại sẹo xấu, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ. Do đó cần nắm rõ các yếu tố sau nhằm góp phần đem lại hiệu quả tối ưu trong việc giải quyết các trường hợp này.
Điều trị mụn trứng cá là một quá trình liên tục. Tất cả những điều trị mụn trứng cá cần làm là phải ngăn những đợt mụn mới. Những vết tích do mụn trứng cá gây ra cần phải được chữa lành và được cải thiện theo thời gian. Nếu mụn trứng cá không có cải thiện sau 2 - 3 tháng điều trị, cần phải thay đổi phác đồ khác theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
Lưu ý: Không dùng các loại kem trộn tự pha chế, các loại thuốc bôi có chứa chất corticoides như celestoderm, synalar, cortibion... vì sẽ làm tình trạng mụn nặng thêm sau thời gian ngắn thuyên giảm lúc đầu.
Nếu bạn dự định mang thai hay đang có thai hoặc cho con bú, nên thông báo cho bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ một thuốc trị mụn nào (kể cả thuốc bôi).
Can thiệp phẫu thuật đối với mụn trứng cá có thể được thực hiện bởi bác sĩ da liễu, nhằm loại bỏ mụn mủ, mụn bọc, mụn đầu đen hay đầu trắng.
Bào da vi phẫu có thể được dùng để loại bỏ những lớp trên cùng của da nhằm cải thiện những bất thường trên bề mặt da.
Lột da nhẹ bằng hóa chất như: salicylic acid hay glycolic acid sẽ giúp giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, mở những mụn đầu đen và đầu trắng cũng như kích thích sự tạo da mới.