eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Mất kinh

Mất kinh (vô kinh) là tình trạng kinh nguyệt vắng mặt trong 3 chu kỳ liên tiếp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc không xuất hiện kinh nguyệt ở những cô gái từ 15 tuổi trở lên. Nguyên nhân phổ biến nhất của mất kinh là có thai. Các nguyên nhân khác của mất kinh bao gồm các vấn đề với cơ quan sinh sản hoặc với các tuyến giúp điều chỉnh nồng độ hormon. Điều trị các bệnh lý liên quan thường giải quyết được hiện tượng mất kinh.

TRIỆU CHỨNG

Dấu hiệu chính của mất kinh là sự vắng mặt của chu kỳ kinh nguyệt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất kinh, bệnh nhân có thể có các triệu chứng đi kèm như: núm vú tiết dịch, rụng tóc, đau đầu, thay đổi thị lực, rậm lông, đau vùng chậu, nổi mụn trứng cá.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể, bao gồm khám phụ khoa và kiểm tra ngực. Thử thai. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang để kiểm tra tử cung, buồng trứng và thận.Làm các xét nghiệm máu, bao gồm: kiểm tra chức năng tuyến giáp - đo lượng hormon kích thích tuyến giáp (TSH); kiểm tra chức năng buồng trứng - đo lượng hormon kích thích nang trứng (FSH); đo nồng độ hormon prolactin - nồng độ thấp có thể là một dấu hiệu của khối u tuyến yên; kiểm tra nồng độ nội tiết tố nam nếu có hiện tượng rậm lông và giọng nói trầm xuống. Chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra khối u tuyến yên. Soi và sinh thiết tế bào tử cung.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất kinh. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hormon khác có thể giúp tái khởi động chu kỳ kinh nguyệt. Vô kinh do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu khối u hoặc tình trạng tắc nghẽn các cơ quan liên quan là nguyên nhân, phẫu thuật có thể cần thiết.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.