eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Lồng ruột

Lồng ruột là một rối loạn nghiêm trọng có thể gây tắc nghẽn đường ruột và giảm cung cấp máu đến các phần của ruột có liên quan. Nó có thể gây ảnh hưởng tới tất cả các lứa tuổi và cả hai giới, nhưng phổ biến hơn ở trẻ 5-10 tháng tuổi. Điều trị khẩn cấp là cần thiết cho rối loạn này để ngăn chặn hiện tượng thủng ruột, viêm phúc mạc và tử vong. Nguyên nhân của bệnh lồng ruột chưa được xác định.

TRIỆU CHỨNG

Sốt; Huyết áp thấp; Phân trộn lẫn với máu và chất nhầy; Nôn mửa, đau bụng từng đợt.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu, cũng như xét nghiệm phân, kiểm tra máu trong phân.Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), siêu âm, xét nghiệm enzyme Lipase.

ĐIỀU TRỊ

Trong một số trường hợp, lồng ruột có thể là tạm thời và tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu lồng ruột ở trẻ em, biện pháp xổ bari hoặc không khí hay phẫu thuật có thể được chỉ định.

Tổng quan

Lồng ruột là một rối loạn nghiêm trọng, trong đó một phần của ruột - hoặc ruột non hoặc đại tràng - trượt vào phần khác của ruột... Khối ruột 'lồng' làm cản trở sự lưu thông của thức ăn hoặc chất lỏng trong đường tiêu hóa, đồng thời làm tắc nghẽn dẫn đến cắt đứt nguồn cung cấp máu cho phần ruột bị ảnh hưởng.

Lồng ruột là nguyên nhân phổ biến nhất của tắc nghẽn đường ruột ở trẻ em. Lồng ruột hiếm gặp ở người lớn. Hầu hết các trường hợp lồng ruột trưởng thành là hậu quả của một bệnh khác. Ngược lại, hầu hết các trường hợp lồng ruột ở trẻ em là không rõ nguyên nhân.

Nếu được xử lý kịp thời, lồng ruột thường được điều trị thành công mà không gây ra vấn đề lâu dài.

Nguyên nhân

Lồng ruột là một rối loạn trong đó một phần trong ruột - thường là ruột non - trượt trong phần khác. Điều này đôi khi được gọi là 'lồng' bởi vì nó tương tự như cách một kính viễn vọng gấp nếp gấp lại với nhau.

Trẻ em

Hầu hết các trường hợp lồng ruột ở trẻ em là chưa rõ nguyên nhân. Có thể do:

  • Nhiễm virút.
  • Sự tăng trưởng của khối u không phải ung thư hoặc ung thư trong ruột.

Người lớn

Ở người lớn, nguyên nhân lồng ruột có thể là:

  • Khối u không phải ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính) tăng trưởng.
  • Sẹo, như trong dính ruột.
  • Phẫu thuật vết sẹo trong ruột non hoặc ruột già.
  • Rối loạn chuyển động của thức ăn qua đường tiêu hóa (rối loạn nhu động, như liệt nhẹ dạ dày, hội chứng ruột kích thích và bệnh Hirschsprung).
  • Bị tiêu chảy mạn tính.
Nguyên nhân khác

Trẻ em

Khi mắc bệnh, trẻ thường có 4 triệu chứng chính sau đây:

  • Khóc thét từng cơn: Trẻ đang ăn, chơi bình thường đột nhiên khóc thét từng cơn. Trong cơn khóc, trẻ ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10-15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi lại khóc tiếp. Trẻ khóc là do cơn đau bụng dữ dội. Khóc nhiều khiến trẻ mệt, mặt trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung.
  • Nôn mửa: Sau khi quấy khóc lần đầu, trẻ bắt đầu nôn. Ở giai đoạn sớm, trẻ nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa; ở giai đoạn muộn trẻ nôn ra mật xanh vàng, sau đó nôn ra dịch dạng phân.
  • Đi ngoài ra máu: Trẻ bị lồng ruột đi ngoài phân có chất nhầy hoặc giống máu đỏ sẫm. Thông thường, sau 4-12 tiếng bị lồng ruột trẻ đi ngoài ra máu.
  • Bụng nổi cục: Khi trẻ nằm yên, sờ tay vào dưới bụng phải hoặc trên rốn có thể thấy một khối nổi lên, trơn nhẵn, không cứng, đó là khối lồng của ruột. Lúc trẻ mới bị lồng ruột, nếu sờ vào hố chậu bên phải thì thấy rỗng vì ruột ở đây đã chui vào khối lồng.

Ngoài 4 triệu chứng chính trên, nếu trẻ bị lồng ruột ở giai đoạn sớm thì không có triệu chứng sốt, không có dấu hiệu suy sụp, mất nước. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn muộn, sau 12 tiếng trẻ thường có dấu hiệu tắc ruột, viêm phúc mạc, đại tiện ra máu, nôn ra phân, cơn khóc ít đi, trẻ lờ đờ, da xanh tái, sốt 39-400C, bụng chướng và khó sờ thấy khối lồng.

Nhìn chung, nếu thấy trẻ có 4 triệu chứng kể trên thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời vì lồng ruột cấp tính không thể tự tháo ra được. Nếu bệnh không được chẩn đoán sớm và cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến hoại tử ruột gây viêm phúc mạc và tử vong.

Người lớn

Mặc dù hiếm, lồng ruột có thể xảy ra ở người lớn. Các dấu hiệu và triệu chứng của lồng ruột ở người lớn có thể đến và đi (triệu chứng không liên tục), hoặc có thể ngừng. Có thể bao gồm:

  • Thay đổi tần số đại tiện.
  • Mót đại tiện (khẩn cấp).
  • Chảy máu trực tràng.
  • Co cứng đau bụng.
  • Đau bụng hoặc sưng.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.

Đến gặp bác sĩ khi:

  • Lồng ruột đòi hỏi chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng ở trên, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Ở trẻ sơ sinh, hãy nhớ rằng dấu hiệu đau bụng có thể bao gồm những cơn kéo đầu gối vào ngực và khóc tái diễn.
Phòng ngừa

Khi thấy bé bị những dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột, bố mẹ cần đưa con đi cấp cứu ngay lập tức. Lồng ruột cấp tính không thể tự khỏi. Các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi. Dưới sự hướng dẫn của máy soi X-quang tại chỗ, bác sỹ sẽ bơm hơi vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn. Trung bình sau khoảng 24 giờ, bé sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.

Trong trường hợp bị lồng ruột mà không được cứu chữa kịp thời, các bé sẽ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải, nhiễm trùng máu, hoại tử ruột gây chảy máu. Các bé bị lồng ruột sau khi được chữa trị kịp thời vẫn có nguy cơ bị tái phát và không có dấu hiệu báo trước khi nào bệnh sẽ xảy ra.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột có thể làm cho nhu động ruột của bé thay đổi đột ngột dễ gây lồng ruột. Lồng ruột còn có một số nguyên nhân khác như do cấu tạo không bình thường của ruột làm cho ruột bị xoắn lại, thường xảy ra đối với những trẻ béo phì. Khi bé lớn dần lên, do cấu tạo của các bộ phận cơ thể thay đổi nên bé cũng ít bị lồng ruột hơn.

Để tránh cho các bé không bị rơi vào tình trạng lồng ruột, bố mẹ không nên để bé vừa ăn vừa đùa, đặc biệt là cười to, khóc to, chạy nhảy. Khi cho bé ăn dặm, lúc đổi sữa theo độ tuổi của bé, các bà mẹ nên cho con ăn với liều lượng tăng dần.

Nếu thấy bé có hiện tượng đau bụng, gồng, ưỡn người lên khóc ngằn ngặt, mặt tái thì phải đưa ngay bé đến bệnh viện để các bác sỹ bơm hơi cho ruột phồng lên, khỏi bị xoắn. Nếu bơm hơi mà vẫn không được thì có thể phải mổ cấp cứu.

Điều trị

Chăm sóc ban đầu

Khi trẻ đến bệnh viện, đầu tiên các bác sĩ sẽ ổn định tình trạng sức khỏe, bao gồm:

  • Truyền dịch đường tiêm tĩnh mạch.
  • Giúp ruột giải nén bằng cách đặt một ống thông qua mũi của trẻ vào trong dạ dày.
  • Sửa chữa các lồng ruột

Để xử lý vấn đề, bác sĩ có thể khuyên:

  • Xổ bari hoặc không khí. Việc này có thể sửa lồng ruột và điều trị thành công lồng ruột. Nếu xổ thành công, thường không cần điều trị tiếp.
  • Phẫu thuật. Nếu ruột bị rách nát hoặc nếu xổ không thành công trong điều chỉnh lồng ruột thì phẫu thuật là cần thiết. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ tháo các phần ruột bị mắc kẹt, cản trở và nếu cần thiết, cắt bỏ bất kỳ mô ruột nào bị hoại tử.
  • Trong một số trường hợp, lồng ruột có thể là tạm thời và tự cải thiện mà không cần điều trị. Nếu không tìm ra bệnh đã gây lồng ruột, không cần điều trị thêm.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.