Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi. Lao phổi là một bệnh lây truyền từ người này sang người qua không khí, vi khuẩn lao có trong đờm rãi của bệnh nhân khi ho, khạc, hắt hơi. Người lành hít phải sẽ bị nhiễm lao. Hầu hết người bị nhiễm lao không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Vi khuẩn có thể bất động (gọi là lao tiềm ẩn) trong cơ thể và có thể bị kích hoạt lại nhiều năm sau đó khi hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc, HIV/AIDS và các bệnh ung thư đều có thể ức chế hệ thống miễn dịch dẫn đến sự lây lan của bệnh. Sau đó các nhiễm trùng phổi ban đầu có thể lan rộng đến tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm thận, cột sống hoặc não.
Triệu chứng phụ thuộc vào các hệ thống cơ quan bị nhiễm lao.
Lao phổi: sốt, ho, ra mồ hôi đêm, sụt cân, ho có đờm lẫn máu, đau ngực.Lao viêm màng não: đau đầu, nôn mửa, cứng cổ.Lao lan tỏa đến các bộ phận khác của cơ thể qua máu hoặc hạchbạch huyết : nhiều triệu chứng bao gồm đau bụng, nôn, đi tiểu đau, đau xương...
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm nước tiểu (UA), siêu âm.
Bệnh lao cần nhiều tháng để điều trị bởi lao đã trở nên đề kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều trị thường bắt đầu với sự kết hợp của 4 loại thuốc. Sau khi xác định được sự tương tác thuốc, sự kết hợp thuốc cuối cùng sẽ được chỉ định. Bệnh nhân không được bỏ lỡ bất kỳ liều thuốc nào và phải hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị.
Có nhiều cách phân loại bệnh lao. Hai cách phân loại phổ biến là phân loại theo vị trí tổn thương và phân loại theo tiền sử dùng thuốc.
Hoặc có 1 trong 2 điều kiện sau:
Người nghi nhiễm lao được khám xét nghiệm phát hiện sớm. Điều trị theo 4 nguyên tắc:
Bệnh lao ngày nay điều trị lành với thuốc hóa chất trị lao (hóa trị liệu) là chủ yếu ngoại trừ một số trường hợp lao xương khớp và tiếp niệu sinh dục có thể cần điều trị thêm bằng phẫu thuật. Hóa trị liệu kết hợp nhiều thuốc lao đảm bảo điều trị khỏi bệnh, diệt hết vi khuẩn lao với điều kiện dùng thuốc đúng nguyên tắc. Sự lây lan sẽ giảm nhanh sau điều trị lao từ 2-3 tuần. Vì có nhiều loài quần thể vi khuẩn lao khác nhau trong một cơ thể bệnh nhân nên phác đồ điều trị ngắn ngày nhất hiện nay là phải kéo dài từ 6-8 tháng mới diệt hết các loại vi khuẩn lao hiện diện, để được lành bệnh và tránh tái phát sau khi ngưng trị.
Hóa trị liệu lao cần tuân theo nguyên tắc điều trị lao 'đúng đủ và đều': Điều trị đúng phác đồ được Tổ chức Y tế Thế giới chứng minh là có hiệu quả tốt. Ngày nay phải điều trị lao với phác đồ hóa trị ngắn ngày có ít nhất là 3 thuốc lao chính R.H.Z kết hợp lại trong giai đoạn tấn công. Chương trình chống lao Việt Nam hiện điều trị bệnh lao, lao phổi và lao ngoài phổi mới với phác đồ 2SHRZ/6HE và tái điều trị với phác đồ 2SHRZE/1HRZE/5R3H3E3 (S.Streptomycine, H.Isoniazide, R.Rifampicine, Z.Pyrazinamide, E.Ethambitol).
Điều trị lao với phác đồ hóa ngắn ngày phải được kiểm soát trực tiếp theo chiến lược DOTS: Bệnh nhân lao được phát hiện sẽ đăng ký điều trị tại tổ lao quận huyện và chuyển về điều trị có kiểm soát tại trạm y tế xã gần nhà bệnh nhân vì sau khi điều trị tấn công 1-2 tháng, bệnh nhân lao thấy triệu chứng lâm sàng giảm bớt rõ rệt nên vội lầm tưởng là đã hết bệnh. Vì bận rộn, vì chích thuốc đau, vì uống thuốc có thể gặp biến chứng… nên bệnh nhân thường bỏ điều trị nửa chừng hay bỏ điều trị một thời gian mới trở lại. Điều này sẽ tạo ra bệnh lao kháng thuốc không những nguy hại cho cá nhân người bệnh mà còn nguy hại to lớn đối với cộng đồng vì bệnh nhân đã kháng thuốc thì không còn khả năng điều trị tại các nước nghèo. Tại các nước giàu, điều trị lao kháng đa thuốc tốn gấp 100, tỷ lệ phản ứng thuốc rất cao và tỷ lệ lành rất thấp.
Để đảm bảo cho việc điều trị lao lành với tỷ lệ cao, tránh không để xảy ra lao kháng thuốc cũng như theo dõi sát các biến chứng thuốc lao có thể xảy ra để xử lý kịp thời, Tổ chức Y tế Thế giới đã đề ra chiến lược DOTS, điều trị lao với phác đồ hóa ngắn ngày. Giai đoạn tấn công phải điều trị có kiểm soát từng liều thuốc và giai đoạn củng cố nếu có dùng Rifampicine thì cũng phải điều trị có kiểm soát. Nhân viên y tế, nhân viên sức khỏe cộng đồng ở phường xã và thân nhân bệnh nhân được huấn luyện để đảm trách việc giám sát trực tiếp suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Tổ chức nơi điều trị lao thích hợp cho bệnh nhân: bệnh nhân lao được điều trị ngoại trú là chính, được quản lý tại cơ sở y tế quận huyện và xã gần nhà bệnh nhân để họ có thể tiếp tục điều trị được trong thời gian 6-8 tháng. Chỉ điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hay tỉnh đối với một số ít trường hợp lao cấp tính như: lao kê, lao màng não, bệnh lao nặng suy kiệt không đi lại được hay bệnh lao phối hợp với các bệnh gan, thận cần chăm sóc đặc biệt và trường hợp bị phản ứng thuốc lao. Chỉ điều trị lao khi chẩn đoán lao được xác định và phải bắt đầu ngay khi có chỉ định điều trị: Việc giáo dục truyền thông và tâm lý tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân là tối cần thiết để tạo được sự cộng tác và tuân thủ của bệnh nhân trong điều trị. Thuốc lao phải được cấp phát miễn phí đầy đủ và liên tục không được thiếu nửa chừng.
Điều trị lao phải được theo dõi diễn tiến và đánh giá kết quả là lành hay thất bại để xử lý tiếp. Theo dõi việc điều trị đúng đều và đủ và theo dõi các biến chứng thuốc lao có thể xảy ra để xử lý kịp thời. Theo dõi kết quả điều trị bằng xét nghiệm đờm kiểm soát là chính. Thời gian thử đờm kiểm soát sau giai đoạn tấn công 2-3 tháng, sau 4-5 tháng và 6-8 tháng điều trị tùy theo phác đồ. Nếu đờm không còn vi khuẩn lao sau 4-5 tháng và 6-8 tháng thì bệnh nhân đã âm hóa đờm, lành bệnh. Nếu bệnh bị thất bại hay tái phát thì được điều trị lại với phác đồ tái trị.
Điều trị lao phổi mới có vi khuẩn lao trong đờm soi trực tiếp phải đạt tỷ lệ âm hóa đờm, lành ít nhất 85%. Nếu không đạt tỷ lệ âm hóa trên thì tỷ lệ thất bại cao, tạo ra nhiều bệnh lao kháng đa thuốc, vô cùng nguy hiểm cho xã hội.
Hóa trị ngắn ngày cũng điều trị lành với tỷ lệ cao bệnh lao có nhiễm HIV. Tuy nhiên cần theo dõi sát các biến chứng thuộc lao thường xảy ra nhiều hơn ở người nhiễm HIV.