Là bệnh gây ra do nhiễm trùng ở các khe và nhú trong ống hậu môn , từ đó làm viêm và tụ mủ ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn , sau đó phá miệng ra da vùng cạnh hậu môn . Bệnh gây đau đớn, chảy máu, chảy mủ và sốt. Nguyên nhân của lỗ rò hậu môn bao gồm bệnh viêm ruột, nhiễm trùng, ung thư, bức xạ và viêm túi thừa.
Nếu không bị nhiễm trùng, triệu chứng có thể có chỉ là dịch chảy liên tục từ các lỗ rò. Nếu bị nhiễm trùng, các triệu chứng bao gồm mủ hôi thối từ các khu vực hậu môn, chảy máu, ngứa, sốt và đau.
Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ xác định vị trí, tìm hiểu nguyên nhân và mức độ của lỗ rò. Nội soi đại tràng, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra các lỗ rò. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật.
Bệnh rò hậu môn có thể kéo dài nhiều tháng nhiều năm, bệnh không gây chết người nhưng khiến bệnh nhân khó chịu và phiền phức trong sinh hoạt, ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động.
Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Tùy theo tính chất thương tổn đơn giản hay phức tạp mà kết quả phẫu thuật có thể tốt hay không chắc chắn. Nhiều bệnh nhân phải mổ đi mổ lại nhiều lần vì bệnh hay tái phát.
Người ta chia ra đơn giản hay phức tạp:
Ngoài ra, tùy vị trí và đường đi của đường rò người ta chia ra:
Ngoài ra, còn có loại rò chột là loại rò không có lỗ trong.
Áp xe ở dạng cấp tính và rò ở dạng mãn tính.
Nguyên nhân rò là do viêm nhiễm xuất phát từ tuyến hậu môn do vi khuẩn như trực khuẩn E.coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng...
Ngoài ra có nhiều bệnh lý có thể đưa đến rò hậu môn:
Tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ : 4/1
Tuổi mắc bệnh: thường từ 30 - 50 tuổi
Bệnh nhân bị nhiễm trùng quanh hậu môn thường có xu hướng đến khám sớm, 2-3 ngày sau triệu chứng đầu tiên xuất hiện, với triệu chứng đau và có một khối căng sờ được ở rìa lỗ hậu môn.
Bệnh nhân bị áp xe ở sâu hơn có xu hướng đến bệnh viện muộn hơn, với những than phiền mơ hồ hơn, có sốt và thấy 1 khối căng, đổi màu da quanh hậu môn.
Bệnh nhân với lỗ rò đã hình thành thường có tiền sử với những cơn đau ngắt quãng và mủ chảy ra từ một lỗ ở tầng sinh môn, cơn đau tăng lên khi mủ không chảy ra và giảm đau khi có mủ thoát ra. Trường hợp có lỗ trong ở trực tràng to thì có thể thấy phân chảy ra ở lỗ rò ngoài.
Nếu bệnh nhân bị áp xe quanh hậu môn, nhìn sẽ thấy một khối phồng căng ở cạnh hậu môn, đè lên khối phồng đó rất đau.
Mụn mủ
Nếu bệnh nhân bị rò hậu môn, nhìn sẽ thấy có một mụn mủ nổi lên cạnh hậu môn, nặn mụn mủ đó thấy có ít giọt mủ chảy ra. Do mụn mủ chảy mủ từng đợt và lượng mủ không nhiều nên bệnh nhân thường bỏ qua không đi khám, chỉ đến khi mụn mủ chảy mủ nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân mới chịu đi khám bệnh.
Sự thành công trong phẫu thuật rò hậu môn tùy thuộc vào sự phát hiện mối liên quan giữa đường rò và giải phẫu của vùng hậu môn. Nếu không biết được mối liên quan này thì thường dẫn đến thất bại trong phẫu thuật và kết quả là rò tái phát hay đại tiện mất tự chủ.
Vì vậy phân loại thương tổn giải phẫu bệnh của đường rò là điều rất quan trọng. Bảng phân loại này gồm 4 nhóm chính:
Ngoài các nhóm chính này, có thể có thêm các nhánh phụ hay những đường rò thứ phát. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại của điều trị rò. Do đó người ta cần phải biết chính xác hình ảnh thương tổn của đường rò trước khi phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị thường áp dụng: