Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu, gây cản trở quá trình đưa máu về tim. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở vùng chậu, đùi và cẳng chân, nhưng cũng có thể gặp ở tay, ngực hoặc các vị trí khác.
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây sưng đột ngột, đau hoặc cảm giác nóng. Huyết khối tĩnh mạch sâu nguy hiểm vì có thể gây ra biến chứng thuyên tắc phổi. Trong tình huống này, huyết khối bong tróc và trôi tự do khỏi tĩnh mạch sâu, di chuyển theo dòng máu và đến trú ngụ ở phổi. Huyết khối có thể gây tắc tuần hoàn máu ở phổi, khiến tim và phổi phải gắng sức rất nhiều. Thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa. Thuyên tắc lớn có thể dẫn đến tử vong trong thời gian rất ngắn. Hút thuốc, một số di truyền (gen) điều kiện (bao gồm cả yếu tố V Leiden đột biến, thiếu hụt protein C, thiếu hụt protein S, và III thiếu antithrombin), thuốc tránh thai, ngồi kéo dài, ung thư, nghỉ ngơi tại giường, sinh con, ống thông tĩnh mạch, và gãy xương gần đây làm tăng nguy cơ của DVT.
Nhận biết các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, khi đã chẩn đoán chính xác thì việc điều trị khá hiệu quả.
Đau, sưng chân, đau háng, cánh tay đau, sưng, chân tay bị mất màu.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm D-dimer (xét nghiệm trên huyết tương) là xét nghiệm quan trọng nhất để phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu : NIVA (noninvasive vascular assessment))
Thuốc chống đông máu dạng tiêm hoặc uống thường được khuyên dùng. Với cục máu đông lớn, có thể phẫu thuật loại bỏ hoặc đưa thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh thường gặp, có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi rất nghiêm trọng.
Động mạch đem máu giàu ôxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể, trong khi tĩnh mạch mang máu nghèo ôxy trở lại tim.
Có 3 loại tĩnh mạch: Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da, tĩnh mạch sâu nằm giữa các bắp cơ, tĩnh mạch xuyên (perforating veins) kết nối các tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu bằng các van một chiều.
Các tĩnh mạch sâu đổ về tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể, đưa máu thẳng về tim.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở vùng chậu, đùi và cẳng chân, nhưng cũng có thể gặp ở tay, ngực hoặc các vị trí khác.
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây sưng đột ngột, đau hoặc cảm giác nóng. Huyết khối tĩnh mạch sâu nguy hiểm vì có thể gây ra biến chứng thuyên tắc phổi. Trong tình huống này, huyết khối bong tróc và trôi tự do khỏi tĩnh mạch sâu, di chuyển theo dòng máu và đến trú ngụ ở phổi.
Huyết khối có thể gây tắc tuần hoàn máu ở phổi, khiến tim và phổi phải gắng sức rất nhiều. Thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa. Thuyên tắc lớn có thể dẫn đến tử vong trong một thời gian rất ngắn.
Nhận biết các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, một khi đã chẩn đoán chính xác thì việc điều trị khá hiệu quả.
Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi có rối loạn chức năng đông máu. Khi một huyết khối nhỏ hình thành ở tĩnh mạch, nó sẽ gây ra phản ứng viêm và kích thích tạo thêm các huyết khối mới.
Nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu tăng khi lưu lượng máu giảm, hoặc ứ trệ tuần hoàn ở tĩnh mạch chi dưới. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân không thể cử động được trong một thời gian dài. Máu càng ứ đọng trong tĩnh mạch, huyết khối càng dễ hình thành.
Đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu đều xảy ra ở chân, nhưng ngày càng phát hiện nhiều các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra ở phần thân trên. Các yếu tố tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu ở thân trên bao gồm:
Huyết khối trong tĩnh mạch sâu thường tạo nên một khối máu dài, mềm với một đầu dính vào vách trong của tĩnh mạch. Khối máu đông này có thể lớn hơn nhiều, tách rời và đi vào dòng máu. Khi khối máu tách ra, nó được xem là một vật làm nghẽn mạch (embolus), và vật làm nghẽn mạch này có thể theo dòng máu đến những tĩnh mạch lớn hơn ở chân.
Sau đó, khối máu đông làm nghẽn mạch có thể được mang lên tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể - tĩnh mạch chủ - và vào tim. Từ tim, vật làm nghẽn mạch lại bị đẩy tới các động mạch, vào phổi và làm nghẽn những động mạch này, cuối cùng gây nên chứng nghẽn mạch phổi. Nghẽn mạch phổi nặng sẽ làm xẹp phổi và suy tim.
Chứng này là một trong những nguyên nhân gây đột tử.
Những triệu chứng và dấu hiệu có thể được phát hiện trong trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân gồm: sưng, đau, đỏ - nhất là phía sau chân, bên dưới đầu gối. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở một chân - nhưng cũng có thể cả hai chân. Đau có thể tăng khi co gập chân về phía đầu gối. Đôi khi không có triệu chứng hoặc dấu hiệu ở chân mặc dù đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Do đó, chứng này có thể chỉ được phát hiện sau khi có biến cố nghẽn mạch phổi vì hậu quả của máu đông trong tĩnh mạch chân.
Triệu chứng và dấu hiệu của nghẽn mạch phổi gồm khó thở, đau ngực và ngất xỉu - khi bị nặng. Huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi được xem là những chứng nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị khẩn cấp.
Huyết khối tĩnh mạch sâu hay xảy ra sau phẫu thuật.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng thuốc và thủ thuật can thiệp tối thiểu, ít khi cần đến phẫu thuật.
Đối với huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể tiêm thuốc kháng đông heparin. Thuốc kháng đông làm loãng máu khiến máu khó đông. Heparin giúp đề phòng huyết khối và ngăn cản huyết khối sẵn có tăng trưởng thêm. Tuy nhiên, heparin không thể làm tan huyết khối đã hình thành. Heparin tác dụng nhanh nhưng cần phải dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch.
Bệnh nhân thường được dùng heparin từ 5 đến 7 ngày, sau đó sẽ chuyển sang thuốc viên kháng đông warfarin (Coumadin) trong 6 tháng. Trong thời gian dùng thuốc, cần xét nghiệm chức năng đông máu thường xuyên, đảm bảo nồng độ thuốc đủ để phòng chống huyết khối nhưng không quá cao. Thuốc kháng đông sẽ gây xuất huyết nếu dùng quá liều lượng.
Muốn làm tan cục máu đông cần phải dùng thuốc làm tan huyết khối. Bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ tiêm thuốc làm tan huyết khối bằng một catheter đưa thẳng vào cục máu đông.
Thuốc làm tan huyết khối gây nguy cơ biến chứng xuất huyết và đột quỵ cao hơn thuốc kháng đông. Tuy nhiên, thuốc tan huyết khối có thể làm tan được cục máu đông có kích thước rất lớn. Thuốc tan huyết khối được chọn dùng khi bệnh nhân có nguy cơ cao thuyên tắc phổi hoặc khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở tay.
Ít khi phải dùng đến phẫu thuật để loại bỏ huyết khối tĩnh mạch sâu. Thủ thuật này có tên là mở tĩnh mạch loại bỏ huyết khối. Thường dùng phẫu thuật này khi bệnh nhân bị thể huyết khối tĩnh mạch sâu nặng gọi là phlegmasia cerulea dolens, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa. Phlegmasia cerulea dolens, nếu không được điều trị đúng mức có thể gây hoại thư, do các mô không được cung cấp đầy đủ ôxy và máu. Hoại thư rất nghiêm trọng, có thể phải cắt cụt chi.
Một dụng cụ lọc đặc biệt bằng kim loại có thể bảo vệ chống thuyên tắc phổi ở những bệnh nhân không thể dùng thuốc kháng đông. Dụng cụ này được gọi là lưới lọc tĩnh mạch chủ. Tĩnh mạch chủ là tĩnh mạch lớn trong ổ bụng, đưa máu trở về tim và phổi.
Có thể sử dụng lưới lọc tĩnh mạch chủ nếu bệnh nhân không thể dùng được thuốc phòng chống huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc khi thuốc không có tác dụng giảm huyết khối. Lưới lọc tĩnh mạch chủ ngăn cản huyết khối bong ra từ các tĩnh mạch chi dưới, không cho chúng về đến phổi. Thông thường lưới lọc tĩnh mạch chủ được đưa vào đúng vị trí bằng một catheter xuyên qua tĩnh mạch háng, cổ hoặc tay. Có thể dùng tất thun ép để giảm sưng phù và đề phòng máu ứ trệ trong các tĩnh mạch ở chân.