eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường đi kèm giảm khả năng tập trung chú ý.Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.Lứa tuổi hay mắc là từ 8 đến 1, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm.

TRIỆU CHỨNG

Để thiết lập chẩn đoán trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý trẻ phải có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý hoặc 6 triệu chứng tăng động-bồng bộttrong thời gian tối thiểu là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển.

Triệu chứng giảm chú ý:Không thể tập trung chú ý; Khó khăn trong việc duy trì sự tập trung chú ý; Lơ đễnh, không lắng nghe người khác nói; Không theo những sự hướng dẫn và không hoàn thành những công việc được giao; Khó khăn trong tổ chức, sắp xếp hoạt động, việc làm, ý nghĩ; Tránh những công việc yêu cầu sự làm việc trí óc lâu dài; Hay làm mất các đồ vật; Dễ bị phân tán tư tưởng; Hay quên.

Triệu chứng tăng động: Bồn chồn, sốt ruột, ngọ nguậy liên tục không ở yên một chỗ; Khó có thể ngồi lâu một chỗ ; Chạy nhảy, leo trèo luôn chân ở khắp nơi; Khó tham gia vào các hoạt động một cách yên lặng; Hành động như bị điều khiển bởi “động cơ mô tô”; Nói liên tục.

Triệu chứng bồng bột: Nói buột ra những câu trả lời mà chưa suy nghĩ chắc chắn; Không kiên nhẫn đợi đến lượt mình; Chen ngang, nói chen vào câu chuyện của người khác

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Trẻ không cần xét nghiệm cụ thể mà cần được đánh giá lâm sàng nếu bị nghi ngờ có chứng tăng động giảm chú ý. Việc đánh giá triệu chứng có thể cần sự đóng góp của cha mẹ, giáo viên, thử nghiệm IQ, và kiểm tra tâm lý.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bao gồm: tâm lý trị liệu, liệu pháp nhận thức- hành vi, liệu pháp xã hội, liệu pháp gia đình và các nhóm hỗ trợ và thuốc. Thuốc bao gồm: methylphenidate (Ritalin, Concerta, Daytrana), dextroamphetamine-amphetamine (Adderall), dextroamphetamine (Dexedrine), atomoxetine (Strattera), thuốc chống trầm cảm và clonidine.

Tổng quan

Hiểu biết về tăng động giảm chú ý (ADHD)

Hầu hết trẻ em bình thường vẫn có những lúc có những hành vi bột phát, nằm ngoài sự kiểm soát. Ví dụ: chúng có thể đột nhiên chạy quanh thật nhanh, liên tục như một 'động cơ mô tô', gây nên những tiếng ồn không nghỉ, không bình tĩnh đợi đến lượt của mình trong các tương tác, hay xô đổ các vật xung quanh... Vào những lúc khác, chúng có thể mơ màng, đãng trí, không thể tập trung vào việc mình đang làm, hoặc không hoàn thành một công việc đang dang dở.

Tuy nhiên, đối với một vài trẻ, những hành vi như thế này đã trở thành những hành vi mang tính thường xuyên, ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nó ảnh hưởng tới khả năng học tập và cuộc sống bình thường của chúng.

Những đứa trẻ mắc chứng ADHD thường gặp rắc rối trong quan hệ với anh chị em trong gia đình và với cả những trẻ khác ở trường, hàng xóm, hay ở những nơi sinh hoạt công cộng. Những trẻ có vấn đề về khả năng tập trung chú ý thường đi liền với việc gặp khó khăn trong học tập. Sự thôi thúc, hấp tấp không cưỡng lại được (một đặc trưng của chứng ADHD) có thể làm chúng gặp những rắc rối, hay nguy hiểm cho bản thân, bởi những đứa trẻ mắc chứng ADHD gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi bản thân. Chúng thường bị cho là 'những đứa trẻ hư' hay 'những đứa trẻ xấu'.

ADHD không chỉ là hội chứng ảnh hưởng trực tiếp tới những trẻ mắc phải mà còn ảnh hưởng đến những người sống xung quanh chúng. Nếu không chữa trị kịp thời ngay khi phát hiện ra hội chứng này thì những triệu chứng nghiêm trọng hơn sẽ phát triển và dẫn đến những vấn đề trầm trọng khác, ảnh hưởng tới cả cuộc đời của trẻ, như kết quả học tập yếu kém ở trường, gặp rắc rối với pháp luật, thất bại trong các mối quan hệ, tương tác xã hội và mất khả năng duy trì công việc.

ADHD là gì?

Là sự rối loạn chức năng hoạt động - hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý.

Là một hội chứng của não, gây khó khăn cho trẻ và người lớn trong việc kiểm soát những hành vi cá nhân. Đây là một trong những hội chứng mạn tính (kinh niên) phổ biến nhất thường mắc phải ở thời thơ ấu. Hiện nay ADHD ảnh hưởng tới khoảng 4 - 12% trẻ trong độ tuổi đến trường, với tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn từ 3 - 4 lần ở bé gái.

Trẻ mắc hội chứng ADHD thường cảm thấy cô đơn, không thể tạo lập và duy trì các mối quan hệ bạn bè hay tham gia vào các hoạt động tập thể như các hoạt động thể thao... Thành tích học tập của chúng ở trường cũng bị ảnh hưởng.

Những vấn đề liên quan tới hội chứng ADHD có thể tiếp tục xảy ra khi trẻ vào độ tuổi thanh thiếu niên và cả khi trưởng thành.

Bên cạnh những trẻ may mắn được chẩn đoán và điều trị sớm thì vẫn còn rất nhiều trẻ khác không được gia đình nhận biết sớm để có sự can thiệp và chăm sóc thích hợp.

Nguyên nhân

ADHD là một trong những hội chứng mắc phải từ thời thơ ấu được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng.

Những nghiên cứu mới đây mới chỉ đưa ra rằng:

  • ADHD là một loại rối loạn chức năng về mặt sinh học. Trẻ mắc hội chứng này có những vấn đề liên quan đến các chất hóa học làm nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não.
  • Trình độ hoạt động thấp hơn trong các phần của não điều khiển khả năng chú ý và mức độ hoạt động có liên quan đến ADHD.
  • ADHD có thể xuất hiện ở các thành viên khác trong gia đình. Đôi khi cha mẹ được chẩn đoán mắc ADHD đồng thời con cái họ cũng mắc hội chứng này.
  • Những độc tố trong môi trường có thể dẫn đến việc mắc chứng ADHD nhưng rất hiếm.
  • Những tổn thương nghiêm trọng ở đầu cũng có thể gây ra ADHD (trong một vài trường hợp).

Không có những bằng chứng chứng minh rằng ADHD là do:

  • Ăn quá nhiều đường.
  • Các chất phụ gia thực phẩm.
  • Những dị ứng với thuốc men hoặc thức ăn.
  • Sự miễn dịch, tiêm chủng.
Nguyên nhân khác
  • Sự thiếu chú ý
    • Không thể tập trung chú ý
    • Khó khăn trong việc duy trì sự tập trung chú ý
    • Lơ đễnh, không lắng nghe người khác nói
    • Không theo những sự hướng dẫn và không hoàn thành những công việc được giao
    • Khó khăn trong tổ chức, sắp xếp hoạt động, việc làm, ý nghĩ.
    • Tránh những công việc yêu cầu sự làm việc trí óc lâu dài
    • Hay làm mất các đồ vật
    • Dễ bị phân tán tư tưởng
    • Hay quên
  • Tính hiếu động thái quá
    • Bồn chồn, sốt ruột, ngọ nguậy liên tục không ở yên một chỗ
    • Khó có thể ngồi lâu một chỗ 
    • Chạy nhảy, leo trèo luôn chân ở khắp nơi
    • Khó tham gia vào các hoạt động một cách yên lặng
    • Hành động như bị điều khiển bởi “động cơ mô tô”
    • Nói liên tục
  • Tính bốc đồng
    • Nói buột ra những câu trả lời mà chưa suy nghĩ chắc chắn
    • Không kiên nhẫn đợi đến lượt mình
    • Chen ngang, nói chen vào câu chuyện của người khác
Phòng ngừa

Trong mọi trường hợp nên tránh không để trẻ bị chấn thương vào đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương và không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng (chì). Mặt khác, người mẹ khi mang thai cần phải chú ý không được hút thuốc, uống rượu hay dùng ma túy, chất gây nghiện... Nếu có thể, càng tránh tiếp xúc với những chất độc trong môi trường càng tốt.

Những gợi ý khác

Loại bỏ những thực phẩm có caffein và nhiều đường. Dinh dưỡng không phù hợp và thực phẩm nhạy cảm có thể làm tăng sự tăng hoạt động. Những bữa ăn cân đối cùng với gia đình cũng tạo cơ hội giao tiếp cho trẻ.

Dạy trẻ những kỹ thuật thở sâu và thư giãn. Nhiều trẻ tăng động dễ bị xáo trộn và mất khả năng điều khiển cảm xúc. Để giúp trẻ đối phó với những suy nghĩ căng thẳng, phụ huynh nên dạy và thực hành cùng trẻ một vài kỹ thuật thư giãn.

Kỹ thuật làm như sau: Hít vào thật chậm. Khi bạn hít vào, hãy giãn rộng bụng và ngực khi đếm đến ba. Tập trung hơi thở vào thật chậm, sâu, nhẹ nhàng và đều đặn.

Sau đó khi bạn thở ra, hãy trút hơi ra thật từ từ và sâu, làm bụng xẹp xuống. Chọn những từ hay câu để nhắc lại khi thở ra. Hãy làm điều này với con bạn khi trẻ cáu giận hay phá rối. Nó sẽ giúp cả hai lấy lại khả năng kiểm soát cảm xúc của mình để bạn có thể đối phó với tình huống đó một cách bình tĩnh.

Cung cấp cho trẻ kiến thức xã hội. Giúp con bạn giải quyết những vấn đề với anh chị em ruột và bạn bè đồng lứa.

'Thời gian xanh' là gì và nó có thể giúp gì cho trẻ ADD (rối loạn giảm chú ý)/ADHD?

Dành nhiều thời gian ở ngoài thiên nhiên giúp trẻ và cha mẹ tận hưởng không khí trong lành và giải tỏa căng thẳng.

Các bài tập thể dục đều đặn và tích cực có thể giảm bớt những triệu chứng của ADHD. Cha mẹ nên đưa con đến những lớp thể thao hay văn hóa hấp dẫn.

Một số trẻ ADD/ADHD phát triển tốt với những môn thể thao cá nhân cần sự tập trung tinh thần cao độ, như thể dục, nghệ thuật tạo hình, võ thuật, đánh kiếm hơn là những môn thể thao đồng đội, có thể có nhiều thời gian chết. Các bài tập thể dục có thể tăng cường sự tập trung và sự dẫn truyền thần kinh, cũng như giảm trầm cảm, lo âu và thúc đẩy sự phát triển não bộ.

Chăm sóc trẻ ADHD với những bài tập thể dục. Putnam tin rằng những bài thể dục nhịp điệu có hiệu quả lên não cũng như thuốc Ritalin và những chất tác động tâm thần khác (thuốc khác). Ông đề nghị thiết lập chương trình thể dục hấp dẫn cho trẻ giúp cải thiện những triệu chứng ADD/ADHD. Tập thể dục là sự lựa chọn điều trị lành mạnh cho trẻ bị hội chứng ADHD, có nhiều tác động tích cực khác tới thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ.

Một đứa trẻ thật sự mắc chứng ADHD khi chúng gặp khó khăn trong cách cư xử ở lứa tuổi trước khi đến trường, thường là từ khi 2 tuổi. Nếu cách cư xử của trẻ mắc ADHD bắt đầu xuất hiện sau 5 tuổi, bạn hãy tìm những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến trẻ như: ngộ độc, trẻ bị xâm phạm cơ thể hoặc các vấn đề về tâm lý.

Giáo sư tâm lý Douglas Gentile nhận định: Nếu chúng ta rèn luyện cho bộ não thích nghi với những hình ảnh cử động liên tục và ánh sáng chớp liên hồi, với những góc quay đổi hướng liên tục như trong trò chơi video, thì khi trẻ đến lớp, nơi các giáo viên giảng dạy chậm rãi, trẻ sẽ khó mà tập trung sự chú ý vào đó.

Thay đổi bệnh của bé bằng cách làm bạn cùng con

Đây là bệnh thường gây khó chịu cho mọi người xung quanh như hay ngắt lời người khác, xáo trộn không gian yên tĩnh… và còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như qua đường không nhìn tín hiệu đèn…

Tăng động kém tập trung là bệnh thần kinh nhưng có thể được điều trị bằng chính sự quan tâm và yêu thương của gia đình.

Một số biện pháp phụ huynh nên áp dụng:

  • Làm chủ cảm xúc
    Khi phụ huynh đang trong tình trạng giận, sợ, tự vệ, những cảm xúc này sẽ được thể hiện trong giọng nói, tư thế, hành động và ngôn ngữ. Vì vậy, trước khi làm điều gì, phụ huynh nên lắng lại một giây và nói 'dừng lại, điều gì đang xảy ra?'. Sau đó, nhìn vào mắt bé, lưu ý đến tư thế, nét mặt, giọng nói và từ ngữ của bé. Sau đó, suy nghĩ điều gì đang xảy ra. Cuối cùng, phụ huynh sẽ biết được cảm xúc của bé và có thể xử sự trong trạng thái bình tĩnh và tích cực.
  • Thay đổi cách nói
    Hãy hạ thấp giọng và nói chậm hơn. Khi nói, nên nhìn thẳng vào mắt bé và dùng ít từ. Truyền đạt ý ngắn và đúng trọng tâm.
  • Thích nghi với thói quen lắng nghe
    Lắng nghe là then chốt trong sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Như tìm hiểu sự tích cực trong lời con nói, cố gắng hiểu ý con nói, trả lời con một cách tích cực, không phê phán, nói lại cùng con những điều đã được nghe.
  • Cùng làm việc với con
    Trong quá trình đó, phụ huynh có thể đặt câu hỏi để giúp bé có suy nghĩ theo chiều hướng tốt hơn. Cởi mở trong quá trình thảo luận cũng giúp cha mẹ gần gũi hơn với con cái. Đặc biệt, không ra lệnh nhưng hãy đặt câu hỏi giúp bé suy tư và thảo luận sâu. Cần giữ sự vui tươi trong suốt quá trình trò chuyện với bé.
Điều trị

Để chữa trị chứng bệnh này đòi hỏi một chế độ điều trị đa phương diện.

Thuốc: liệu pháp chủ đạo nhằm điều chỉnh hành vi, cải thiện một phần khả năng tập trung. Các loại thuốc chủ yếu là Stratera (loại thuốc được FDA của Hoa Kỳ cấp phép cho sử dụng trong việc điều trị ADHD), Rispedal (thường được dùng trong trường hợp trẻ có kèm các hành vi chống đối)...

Bên cạnh đó thì một liệu pháp tâm lý được chỉ định bởi thầy thuốc cũng mang tính bổ trợ nhằm giúp trẻ điều chỉnh các hành vi.

  • Liệu pháp hành vi: Nhằm hạn chế các hành vi không thích hợp bằng các kỹ thuật trị liệu tại các cơ sở tâm lý (cơ sở ở đây là các bệnh viện có chuyên khoa tâm lý, tâm thần nhi, các phòng khám tâm lý - tâm thần nhi; phụ huynh cần phân biệt việc trị liệu tâm lý bằng các liệu pháp tâm lý chuyên biệt phải do các kỹ thuật viên tâm lý được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sỹ chuyên khoa nhi, điều này khác với việc đưa trẻ đến một trung tâm tâm lý với hoạt động tư vấn tâm lý thông thường).
  • Phục hồi hành vi tâm thần vận động.
  • Điều trị bổ trợ, biến chứng và bệnh đi kèm. Thay đổi môi trường và các yếu tố bất lợi đối với trẻ.
  • Trị liệu nhóm: Tạo ra nhóm gồm 4 - 5 em để hoạt động dưới dạng trò chơi trị liệu.
  • Liệu pháp giáo dục tư vấn: Giúp các phụ huynh nhận biết, có thái độ đúng đối với trẻ mắc bệnh cũng như hiệu quả điều trị.
  • Hỗ trợ tâm lý học đường: Trẻ ADHD phải được giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ. Về điều trị, trẻ mắc chứng tăng động cần phối hợp điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý phù hợp được sự chỉ định, giám sát của bác sỹ phụ trách và do các kỹ thuật viên tâm lý được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu thực hiện tác động trên trẻ.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.