eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tập hợp các triệu chứng gồm cảm giác châm chích, tê, yếu, đau các đầu ngón tay, ngón cái, bàn tay và hiếm hơn là cánh tay. Các triệu chứng xuất hiện khi có áp lực tác động vào thần kinh giữa trong cổ tay.

Động tác tay lặp đi lặp lại có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh này. Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ, người bị viêm khớp dạng thấp và bệnh nhân tiểu đường, thường xảy ra sau 30 tuổi.

Triệu chứng

Đau cổ tay, đau tay, tê ngón tay cái và ba ngón tay đầu tiên, khả năng cầm nắm bị hạn chế, các triệu chứng tồi tệ hơn vào ban đêm. Ngón tay cái có thể bị yếu, bắp thịt bàn tay ở dưới ngón cái bị teo nhỏ, lâu ngày có thể gây teo cơ gò cái.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh có thể được thực hiện để xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Chụp X-quang sẽ được thực hiện. Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu: điện cơ đồ (EMG)

ĐIỀU TRỊ

Nẹp cố định cổ tay, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen / Motrin hoặc naproxen / Advil), acetaminophen (Tylenol), tiêm cortisone. Phẫu thuật được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng, bệnh nhân vẫn đau và sinh hoạt khó khăn. Mục đích phẫu thuật là để giải phóng thần kinh giữa.

Tổng quan

Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân nghề nghiệp. Đây là loại bệnh gây tê tay và teo bàn tay nếu để muộn.

Hội chứng ống cổ tay là tập hợp của các triệu chứng đặc hiệu gồm cảm giác châm chích, tê, yếu, đau các đầu ngón tay, ngón cái, bàn tay và hiếm hơn là cánh tay. Các triệu chứng xuất hiện khi có áp lực tác động vào thần kinh giữa trong cổ tay.

Nguyên nhân

Các tình trạng, hoạt động tạo áp lực và sự giảm cung cấp máu cho thần kinh giữa là nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay (gây cảm giác châm chích, tê đau và yếu).

Các tình trạng hoặc hoạt động, hoặc sự kết hợp giữa chúng, có thể gây hội chứng ống cổ tay:

  • Nguyên nhân nghề nghiệp: Do lao động bằng tay, với thao tác lặp đi lặp lại ở khu vực cổ tay, có thể chỉ là việc thực hiện những thao tác trực tiếp, đơn giản bằng tay hoặc nắm giữ một công cụ lao động lâu như kìm, máy cắt, dụng cụ vặn ốc vít,  đánh máy chữ, máy vi tính, đẽo gọt, cắt đá, dệt, cắt may quần áo, khâu tay, công việc lắp ráp thiết bị điện tử…
><figcaption></figcaption></figure></div><ul><li><span>Các tình trạng như nhược giáp và thấp khớp có thể làm tăng số lượng mô trong ống cổ tay, hoặc tình trạng sưng trong lúc có thai có thể làm hẹp cấu trúc của ống.</span></li><li>Chấn thương hoặc gai xương cổ tay, sự sưng bao hoạt dịch có thể làm giảm diện tích ống cổ tay. Nguyên nhân phổ biến gây sưng bao hoạt dịch là các cử động nặng và lặp đi lặp lại của ngón tay và bàn tay, đặc biệt là sự hoạt động của cổ tay trong các tư thế không thuận tiện.</li><li>Tình trạng tiểu đường làm tăng sự nhạy cảm của thần kinh, có thể làm thần kinh giữa tăng sự nhạy cảm đối với áp lực.Hút thuốc và béo phì làm nặng thêm các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.<div><span>Bệnh nhân có cảm giác đau lan xuống ngón cái, trỏ, giữa và nửa trong của ngón tay đeo nhẫn, họ cũng cảm thấy tê giống như kiến bò hoặc kim châm. Một số bệnh nhân có thể thấy đau lan cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay, nhất là về đêm. Cảm giác đau và tê đôi khi cũng lan lên cẳng tay dẫn đến khó cầm nắm. Bệnh nhân thường phải lắc bàn tay để bớt khó chịu.</span></div></li></ul></div></div><div class=
Nguyên nhân khác
  • Ngứa ran và tê ở ngón tay hoặc bàn tay, đặc biệt là ngón cái và trỏ, không có hiện tượng này ở ngón tay út. Cảm giác này thường xảy ra khi cầm tay lái, điện thoại hay sách báo. Cảm giác tê ngứa có thể kéo dài từ cổ tay lên cánh tay.
  • Gặp khó khăn trong việc cầm nắm các đồ vật.
Phòng ngừa
  • Để phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, các cơ bắp cần phải có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn.
  • Thường xuyên tập thể dục, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay. Khi làm việc nên ngồi ở tư thế đúng, thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại.
  • Nên duy trì cân nặng vừa phải, không hút thuốc và tập thể thao để duy trì sức khỏe và sự dẻo dai.
  • Nếu bị các bệnh mãn tính như thấp khớp hoặc tiểu đường thì nên làm theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế để giữ tình trạng bệnh trong khả năng kiểm soát. Ngoài ra, nên cố gắng giữ cổ tay ở tư thế thoải mái trong khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc trong khi hoạt động tay ở tư thế không thuận tiện. Nếu thấy có sự xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thì nên dừng hoặc giảm các hoạt động gây áp lực lên ngón tay, bàn tay, cổ tay hoặc cố thay đổi tư thế hoạt động.
Điều trị

Điều trị bảo tồn

Làm giảm áp lực lên cổ tay và bàn tay. Trong các trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay nhẹ thì phương pháp điều trị đầu tiên là hạn chế các hoạt động có thể làm nặng thêm các triệu chứng, tăng khoảng thời gian nghỉ ngơi khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc thay đổi các tư thế mà bệnh nhân thường sử dụng khi hoạt động. Bệnh nhân có thể tự sử dụng nẹp cổ tay vào buổi tối để giữ cho cổ tay thẳng.

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vài tuần hoặc nặng thêm khi bệnh nhân điều trị tại nhà thì bệnh nhân nên đến các chuyên gia y tế để được điều trị. Việc điều trị bao gồm thuốc và điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây nên hội chứng ống cổ tay.

><figcaption></figcaption></figure></div><h4><span>Phẫu thuật</span></h4><p>Phẫu thuật cũng là một phương pháp đề điều trị hội chứng ống cổ tay. Phương pháp này được dùng để điều trị cho những bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay do rối loạn chức năng hoặc tình trạng không cải thiện sau 12 tháng điều trị bảo tồn. Phẫu thuật gồm việc cắt dây chằng ngang cổ tay, mở rộng ống cổ tay và làm giảm áp lực tác động lên thần kinh giữa. Phẫu thuật thường thành công tuy nhiên trong một số trường hợp không làm giảm tê hoặc đau.</p><p>Việc chẩn đoán sớm các nguyên nhân tiềm ẩn giúp cho việc cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn sự tổn thương vĩnh viễn của thần kinh giữa được tốt hơn.</p></div></div></div><div class=
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.