eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

HIV/AIDS

Nhiễm vi rút HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) nếu không được điều trị. Vi rút HIV phá hủy hệ thống miễn dịch trong thời gian dài, ngăn cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh, tuy nhiên, điều trị bằng thuốc kháng vi rút cho tiên lượng rất tốt.

Triệu chứng 

Các triệu chứng của nhiễm trùng cấp tính bao gồm đau họng, sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết. Sau đó cơ thể thường không có triệu chứng, chỉ mệt mỏi hoặc sưng hạch bạch huyết trong nhiều năm. Các triệu chứng của AIDS có thể do virus HIV trực tiếp gây ra hoặc liên quan đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Nhiều triệu chứng có thể xảy ra, bao gồm: tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, nấm (candida miệng), nhiễm nấm âm đạo thường xuyên, nhức đầu, lở loét miệng, đau cơ bắp, các dạng phát ban, bao gồm cả viêm da tiết bã, sưng hạch bạch huyếtdai dẳng. Các triệu chứng khác có thể xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm virus khác, vi khuẩn hoặc nấm.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)

Phân tích nước tiểu (UA), chụp X-quang

Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.

Nếu xét nghiệm là âm tính và có những yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV, các xét nghiệm cần được lặp lại trong 3 tháng. Nếu kết quả là dương tính, các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để phát hiện số lượng HIV trong máu (gọi là tải lượng virus). Kiểm tra số lượng tế bào bạch cầu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) bị phá hủy để xác định mức độ suy giảm của hệ thống miễn dịch.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bằng thuốc chống virus thường được cung cấp ngay sau khi người bệnh được xác nhận bị nhiễm HIV. Phụ nữ mang thai cần được điều trị chống virut để dự phòng lây truyền sang em bé. Bệnh nhân phải dùng thuốc chống virus đúng theo quy định và tuyệt đối không bỏ liều. Nếu có các biến chứng gây ra bởi tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch, có thể phải sử dụng các loại thuốc khác chống virus, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm. 

Tổng quan

HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immunodeficiency virus (vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người).

AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV (AIDS là tên viết tắt của 4 từ tiếng Pháp: Acquired, Immuno, Deficiency, Syndrome - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nặng nề làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người.

Nguyên nhân

Do vi-rút HIV, 1 loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại mầm bệnh nhưng sở dĩ chúng ta không thường xuyên bị ốm là do cơ thể có hệ thống miễn dịch chống lại các mầm bệnh này. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cầu lympho TCD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Khi HIV vào cơ thể, chúng chủ yếu xâm nhập vào tế bào CD4, nhân lên trong đó và dần dần phá vỡ các tế bào này. Khi số tế bào CD4 bị phá huỷ càng nhiều so với tế bào mà cơ thể mới sản sinh ra thì khả năng huy động hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại mầm bệnh càng yếu và cơ thể càng dễ mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong vòng nhiều năm.

Nguyên nhân khác

Nhóm triệu chứng chính:

  • Sụt cân trên 10% cân nặng.
  • Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
  • Sốt kéo dài trên 1 tháng.

Nhóm triệu chứng phụ:

  • Ho dai dẳng trên 1 tháng.
  • Ban đỏ, ngứa da toàn thân.
  • Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes).
  • Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại.
  • Nhiễm nấm (tưa) ở hầu, họng, kéo dài hay tái phát.
  • Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể (không kể hạch bẹn) kéo dài trên 3 tháng.
Phòng ngừa

Đường lây truyền HIV

  • Đường tình dục.
  • Đường máu.
  • Đường mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Phòng tránh lây nhiễm HIV

  • Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
    • Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
    • Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới (condom) đúng cách.
    • Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.
  • Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
    • Không tiêm chích ma túy.
    • Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
    • Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
    • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
    • Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
  • Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
    • Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%.
    • Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị

Không có thuốc điều trị khỏi bệnh mà chỉ có thuốc ức chế sự phát triển nhân lên của vi-rút trong máu và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian từ khi bị nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.