Herpes simples virus (HSV) gây ra herpes sinh dục nữ cũng như gây ra các bệnh viêm não, loét giác mạc mắt cho trẻ bị lây nhiễm HSV từ mẹ.
Do ngại độc, ngại không an toàn với thai, nhiều người bệnh đã không dùng thuốc sớm, thiếu tích cực và kiên nhẫn nên bệnh hay tái phát, lây nhiễm rộng trong cộng đồng và cho trẻ sơ sinh.
HSV có 2 loại: HSV1 lây truyền qua miệng, qua nước bọt. HSV2 lây truyền qua sinh hoạt tình dục.
Trước đây, HSV2 được cho là tác nhân chủ yếu gây herpes sinh dục. Ngày nay, các trường hợp nhiễm HSV1 sinh dục ngày một gia tăng, vượt quá 50% trong dân số nữ nên HSV1 cũng được xem là tác nhân gây ra loét sinh dục tái phát. Khoảng 70% số người lành nhiễm HSV nhưng không có triệu chứng.
Khi sức khỏe giảm sút, có cơ hội thuận lợi, các HSV có sẵn trong cơ thể sẽ gây ra mụn rộp ở bộ phận sinh dục và các bộ phận khác. Có 40% số người nhiễm HSV lần đầu sẽ tái phát thành viêm loét sinh dục trong năm đầu (Benedetti J-1994).
Tỉ lệ nhiễm HSV ở nữ rất cao không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, theo điều tra của Bệnh viện Từ Dũ, trên 1.135 nữ (15 - 69 tuổi) thấy nhiễm HSV1 98%, nhiễm HSV2 là 35,2%, tương đương với Hà Nội lần lượt là 99% và 11,3%.
Tại Canada, nhiễm HSV1 là 51,1%, HSV2 là 9,1% (Howard M-2003), tỉ lệ thai phụ nhiễm HSV là 17,3% (Patrick DM).
Tốc độ nhiễm HSV tăng rất nhanh trên toàn cầu: Anh tăng 6 lần (1972 - 1994), Mỹ tăng 9,43 lần (1970 - 1994); tốc độ tăng trong giai đoạn sau có giảm hơn trước, song vẫn còn nhanh: Pháp nhiễm HSV2 tăng gấp đôi (2000 - 2010). Việt Nam, ước nhiễm HSV (cả nam và nữ) tăng 30% (1985 - 2010).
HSV týp 1 (HSV-1) là loại thường gây herpes môi hoặc vết rộp nóng quanh miệng, mặc dù nó không lan sang bộ phận sinh dục khi quan hệ tình dục bằng miệng.
HSV týp 2 (HSV-2) là loại thường gây herpes sinh dục. Virus này lây lan qua quan hệ tình dục và tiếp xúc da-da. HSV-2 lây nhiễm cao nếu bạn có vết thương hở, nhưng cũng có thể lây lan virus ngay cả khi bạn không có vết thương hoạt động. HSV-2 rất phổ biến.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật ước tính 45 triệu người Mỹ trên 12 tuổi bị nhiễm HSV-2, mặc dù ở nhiều người bệnh không hoạt động hoặc 'ẩn' và không có triệu chứng.
Nhiều người nhiễm HSV mà không biết vì không có triệu chứng, hoặc các triệu chứng quá nhẹ làm cho họ không chú ý.
Khi biểu hiện, các dấu hiệu và triệu chứng của herpes sinh dục có thể gồm:
Triệu chứng đầu tiên của herpes sinh dục là đau hoặc ngứa, bắt đầu từ 2-10 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Sau một vài ngày, có thể xuất hiện các vết rộp nhỏ, màu đỏ. Sau đó chúng vỡ, trở thành vết loét rỉ nước hoặc chảy máu. Sau 3-4 ngày, hình thành sẹo và liền vết loét.
Ở phụ nữ, lở loét có thể xuất hiện ở vùng âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài, mông, hậu môn hoặc cổ tử cung. Ở nam giới, lở loét có thể xuất hiện ở dương vật, bìu, mông, hậu môn hoặc đùi hay trong niệu đạo, ống giữa bàng quang và dương vật.
Nếu bị loét, có thể đau khi đi tiểu. Bạn cũng có thể bị đau và rát ở bộ phận sinh dục cho tới khi hết nhiễm trùng. Trong đợt bùng phát bệnh, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng giống cúm, như đau đầu, đau cơ và sốt, cũng như sưng hạch bạch huyết ở háng.Herpes sinh dục khác nhau ở mỗi người.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể tái phát trong nhiều năm. Một số người bị nhiều đợt trong năm. Tuy nhiên, phần lớn mọi người, các đợt bùng phát ít thường xuyên. Ước tính số đợt bùng phát trung bình hằng năm là 4-5. Các yếu tố khác có thể gây bùng phát bệnh, bao gồm:
Trong một số trường hợp, bệnh có thể hoạt động và lây nhiễm ngay cả khi không có tổn thương.
Những gợi ý trong việc phòng ngừa herpes sinh dục cũng tương tự như gợi ý trong phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều quan trọng là tránh lây lan HSV, là bệnh lây nhiễm cao khi không có tổn thương.
Bị herpes sinh dục có thể làm tăng nguy cơ lây truyền hoặc nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bao gồm virus AIDS.
Cách tin cậy nhất để ngăn ngừa bệnh là không quan hệ tình dục hoặc chỉ quan hệ tình dục với 1 người duy nhất không bị bệnh.
Không làm được điều đó, bạn có thể:
Nếu bạn mang thai, chắc chắn phải nói với bác sĩ rằng bạn có HSV và theo dõi các triệu chứng khi mang thai.
Bác sĩ có thể khuyên bạn bắt đầu dùng thuốc chống herpes khi bạn mang thai khoảng 36 tuần để cố gắng ngăn ngừa bùng phát bệnh vào thời điểm sinh con. Nếu bùng phát bệnh vào thời điểm chuyển dạ, bác sĩ có thể gợi ý mổ đẻ để tránh truyền virus herpes cho con.
Không chữa khỏi herpes sinh dục. Tuy nhiên, các thuốc được kê đường uống acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex) có thể giúp lành vết thương nhanh hơn và có thể hạn chế tái phát bệnh. Nếu dùng hằng ngày, các thuốc này cũng có thể làm giảm khả năng lây nhiễm virus herpes bệnh sang bạn tình.
Bao gồm: acyclovir, famcyclovir, valacylovir.
Tiền chất của acyclovir, sản sinh ra acyclovir trong huyết thanh cao gấp 5 lần acyclovir. Vào cơ thể do phải chuyển hóa sang acyclovir mới có hiệu lực nên chậm hơn nhưng lại bền hơn. Liều dùng và số lần dùng trong ngày khác với acyclovir.
Vào cơ thể sẽ chuyển thành penciclovir có tác dụng chống HSV mạnh hơn, kéo dài hơn acyclovir. Nhờ có tác dụng mạnh và kéo dài, trong đường uống, người ta thường thích dùng famciclovir, valacyclovir hơn. Ngoài 3 thuốc chính trên, người ta còn dùng một số thuốc khác như dùng loại mỡ chứa 3% denotivir trong tái phát herpes sinh dục, dùng moroxydin khi nhiễm HSV ở mắt.
Nghiên cứu bằng cách tích lũy các số liệu dị tật trong những người mang thai phơi nhiễm thuốc trong danh bạ đăng ký thai (thường do nhà sản xuất tiến hành) hay trong những người mang thai phơi nhiễm thuốc trong quần thể chung, sau đó so sánh với tỉ lệ nền dị tật trong dân số.
Số liệu từ Danh bạ đăng ký thai acyclovir (từ 1984 - 1998, do hãng Glaxo welcom thực hiện): có 1.234 trường hợp người mang thai phơi nhiễm acyclovir trong 24 quốc gia, trong đó khảo sát 756 trường hợp phơi nhiễm acyclovir trong 3 tháng đầu thai kỳ, thấy: nguy cơ trẻ sinh ra bị khuyết tật là 3,2%. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ khuyết tật nền trong dân số.
Số liệu từ những người mang thai phơi nhiễm trong quần thể chung (từ 1996 - 2008, do Đan Mạch thực hiện): trong số 837.795 trẻ em được thống kê có 1804 trẻ sinh ra từ bà mẹ bị phơi nhiễm acyclovir, valacyclovir, famciclovir trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tỉ lệ dị tật ở nhóm trẻ này không có sự khác biệt so với tỉ lệ dị tật ở nhóm trẻ sinh ra từ những bà mẹ mang thai không bị phơi nhiễm kháng sinh cũng không khác với tỉ lệ dị tật nền trong dân số.
Kết quả tương tự cũng thấy ở trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị phơi nhiễm các thuốc này trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ… Với dạng thuốc dùng ngoài: tỉ lệ dị tật ở nhóm trẻ sinh ra từ bà mẹ mang thai bị phơi nhiễm các kháng sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ lần lượt với acyclovir và valacyclovir là 2,3% (65/2.850 trẻ) và 4,2% (5/118 trẻ), không khác biệt với tỉ lệ dị tật ở nhóm trẻ sinh ra từ các bà mẹ mang thai không bị phơi nhiễm.
Những kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ mang thai bị phơi nhiễm các kháng sinh này trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ (Paasternat B, 2010). Tóm lại, acyclovir, valacyclovir, famicyclovir uống hay dùng ngoài an toàn với thai trong suốt thai kỳ.