eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucoza) trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9 - 6,4 mmol/lít). Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người, có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ, rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng. Nguyên nhân thường là do không được ăn uống đầy đủ; uống quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường, suy gan, uống rượu quá nhiều...

TRIỆU CHỨNG

Đói, dễ bị kích thích, lú lẫn, co giật, hôn mê, vã mồ hôi, hôn mê.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Đo nồng độ glucose trong máu và xét nghiệm máu khác sẽ được kiểm tra để xác định nguyên nhân gây hạ đường huyết.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), xét nghiệm nước tiểu.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tùy chọn bao gồm cải thiện dinh dưỡng, bổ sung glucose đường uống hoặc tiêm hoặc glucagon. Nguyên nhân của lượng đường trong máu thấp cần phải được xác định và điều trị để tránh tái phát.

Tổng quan

Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucoza) trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9 - 6,4 mmol/lít).

Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người, có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ, rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây hạ đường huyết hay gặp:

Đối với người bệnh điều trị bằng insulin, hạ đường huyết có thể do nguyên nhân sau đây:

  • Quá liều insulin; insulin hấp thu quá nhanh hoặc kéo dài do loạn dưỡng mỡ dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm ở những vùng hoạt động nhiều (tay, chân...); chườm nóng sau khi tiêm insulin.
  • Sai lầm về chế độ ăn:
  •  Ăn quá chậm sau tiêm insulin.
  •  Ăn không đủ. Thiếu bữa ăn phụ.
  •  Bỏ bữa, ăn quá ít mà vẫn tiêm insulin.
  •  Hoạt động thể lực không thường xuyên.

Đối với người bệnh điều trị bằng thuốc viên (sulfamid), hạ đường huyết thường có các nguyên nhân sau:

  • Uống quá liều.
  • Uống thuốc xa bữa ăn chính. Không ăn nhưng vẫn uống thuốc.
  • Tự động uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Hoạt động thể lực quá sức.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

  • Uống nhiều rượu vì rượu ngăn không cho gan đưa đường vào máu cũng như tăng tác dụng và sản xuất insulin từ tuyến tụy. Ảnh hưởng của rượu có thể kéo dài tới ngày hôm sau.
  • Mắc các bệnh nhiễm vi khuẩn như nhiễm trùng phổi và đường tiết niệu, đặc biệt ở người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão.
  • Các bệnh trầm trọng về thận, gan, tuyến giáp, ung thư.
  • Rối loạn hormon nội tiết.
Nguyên nhân khác

Tùy từng thể nặng nhẹ mà bệnh nhân hạ đường huyết có những biểu hiện khác nhau:

  • Thể nhẹ:
    Bệnh nhân thường không chịu được đói, người run, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lờ đờ, buồn ngủ.Trong thực tế, những công nhân làm việc nặng nhọc, căng thẳng, vào cuối giờ lao động thươ người mệt mỏi, làm việc kém năng suất, có những dấu hiệu của hạ đường huyết thể nhẹ và hay xảy ra tai nạn lao động. Những bệnh nhân này nếu được uống nước đường hay ăn đồ ngọt, các triệu chứng trên sẽ hết.
  • Thể vừa:
    Có trường hợp rối loạn tinh thần, có cơn thao cuồng, sầu uất, ủ rũ, mất phương hướng, đôi khi xuất hiện cơn co giật như động kinh, nhìn đôi, dễ bị kích động. Có người bị liệt nửa người, nhưng thường chỉ vài phút, vài giờ là khỏi hẳn. Cũng có trường hợp buồn nôn, đau bụng, ngất.
  • Thể nặng:
    Hôn mê xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, co cơ hàm hoặc xuất hiện cơn co giật toàn thân, có khi liệt nửa thân. Nhiệt độ giảm. Có trường hợp tự nhiên tỉnh dần trong vài giờ hay vài ngày. Nếu tiêm glucoza thì khỏi nhanh hơn. Có trường hợp tử vong vì trụy tim mạch trong các cơn nặng.

Điều đặc biệt trong chứng hạ đường huyết tự phát là cơn xảy ra lúc đói, rất đúng giờ, giống nhau, thường lặp lại nhiều lần. Lấy máu làm xét nghiệm, thấy đường huyết hạ.

Nhìn chung, những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy là mệt đột ngột; đau đầu, chóng mặt, lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp, tim đập nhanh; có khi buồn nôn và nôn.

Phòng ngừa
  • Luôn có một bữa sáng chất lượng để cung cấp đủ năng lượng. Lưu ý: hạn chế ăn ngũ cốc đóng gói mà hãy ăn bánh mỳ với chút hoa quả hay nước quả.
  • Ăn ít, chia thành nhiều bữa, không nên để khoảng cách giữa 2 bữa quá 3 giờ. Năng lượng hạ vào buổi chiều có thể làm giảm đường huyết.
  • Ăn các loại tinh bột - đường phức trong mỗi bữa ăn, bao gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, mỳ, gạo, lúa mạch…
  • Ăn các loại quả ngọt có thể gây phá hoại hệ thống. Pha nước quả với nước theo tỉ 50/50. Nếu bạn uống các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, sô-cô-la và đồ uống hộp thì hãy uống sau bữa ăn và không bao giờ uống khi dạ dày rỗng.
  • Luôn bổ sung các bữa phụ bằng các thực phẩm giàu protein như ăn 1 quả táo cùng với hạnh nhân; ăn cần tây, cà-rốt hay súp lơ xanh, sữa chua với các loại hạt hay quả tươi với 1/2 thìa hạt bí hay hạt hướng dương và 1/2 quả bơ với 1 cái bánh lúa mạch, hạt hướng dương.
Điều trị
  • Luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường... trong túi, trong cặp, để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay. Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.
  • Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày.
  • Không bỏ bữa ăn, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau...
  • Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.
  • Đối với người bị bệnh tiểu đường, cần tiêm hay cho bệnh nhân uống glucoza, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khó phát hiện. Chất insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường huyết.
  • Trường hợp do u tuyến tụy gọi là hạ đường huyết tự phát. Bệnh này có thể điều trị khỏi hẳn nếu được phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.