Là một rối loạn mắt, xảy ra do tăng nhãn áp. Áp lực mắt xuất phát từ sự tích tụ của thủy dịch - một chất lỏng tự nhiên được sản xuất liên tục ở mặt trước của mắt. Bình thường thủy dịch ra khỏi mắt thông qua hệ thống thoát ở mống mắt. Khi hệ thống này không hoạt động, thủy dịch không thể thoát ra bình thường, gây tăng áp lực trong mắt. Tăng nhãn áp có thể gây đau mắt, buồn nôn, nhức đầu và mất thị giác. Tăng nhãn áp góc đóng cấp tính ít phổ biến so với bệnh tăng nhãn áp góc mở mãn tính.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu: Đo nhãn áp
ĐIỀU TRỊ
Bao gồm điều trị laser, dùng thuốc và / hoặc phẫu thuật.
Tổng quan
Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Glôcôm là nguyên nhân đứng thứ 2 gây mù loà sau đục thuỷ tinh thể và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Ở Việt Nam, từ lâu Glôcôm được biết đến trong dân gian dưới tên ‘thiên đầu thống’. Ngày nay, Glôcôm được coi là một nhóm bệnh có nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là khi toàn phát thì nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt gây lõm và teo thị thần kinh, dẫn tới tổn hại thị trường. Có 2 thể glôcôm nguyên phát là glôcôm góc đóng nguyên phát và glôcôm góc mở nguyên phát với cơ chế bệnh sinh và triệu chứng lâm sàng khác nhau.
Nguyên nhân
Glôcôm góc đóng nguyên phát thường xảy ra do hai cơ chế chính là nghẽn đồng tử và nghẽn góc tiền phòng.
Cơ chế tăng nhãn áp do nghẽn đồng tử
Thể dịch do thể mi bài tiết ra sẽ được lưu thông từ hậu phòng, qua lỗ đồng tử ra tiền phòng. Từ tiền phòng thủy dịch qua vùng bè vào ống Schlemm, vào tĩnh mạch nước, tĩnh mạch thượng củng mạc rồi hòa vào hệ thống tĩnh mạch chung. Con đường dẫn lưu thủy dịch này là chủ yếu (80%), phần thủy dịch còn lại (20%) thoát ra ngoài qua đường màng bồ đào - củng mạc. Khi thủy dịch bị cản trở từ hậu phòng ra tiền phòng sẽ ứ lại ở hậu phòng và gây tăng nhãn áp - đó là cơ chế nghẽn đồng tử dẫn đến cơn glôcôm góc đóng.
Ở mắt bình thường, thể thủy tinh tiếp xúc với mộng mắt ở một vị trí nhỏ sát bờ đồng tử cho phép thủy dịch có thể thoát từ hậu phòng ra tiền phòng dễ dàng. Ở những mắt có tiền phòng nông, thể thủy tinh lớn, diện tiếp xúc giữa mống mắt và thể thủy tinh nhiều hơn mắt bình thường. Khi cơ mống mắt co quá mức, đặc biệt khi mắt điều tiết nhiều, sẽ tạo nên một vectơ hướng ra sau làm cho mống mắt áp vào mặt trước thể thủy tinh. Kết quả là cản trở thủy dịch lưu thông từ hậu phòng ra tiền phòng, do vậy áp lưu hậu phòng sẽ tăng lên.
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất