eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue)

Là bệnh truyền nhiễm xảy ra chủ yếu ở vùng nhiệt đới, gây ra bởi các vi khuẩn Treponema pallidum. Bệnh ảnh hưởng đến da và xương. Có ba giai đoạn của bệnh. Giai đoạn cuối cùng là nghiêm trọng nhất, có thể gây biến dạng khuôn mặt. Tuy nhiên, chỉ có 10% các trường hợp tiến triển đến giai đoạn này.

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Giai đoạn đầu: phát ban mâm xôi đơn xảy ra ở chân hoặc mông. Có thể kèm sưng hạch bạch huyết. Giai đoạn hai: nổi mẩn nâu trên mặt, cánh tay, chân và mông. Các triệu chứng khác trong giai đoạn này bao gồm lở loét, gây đau đớn trong lòng bàn chân, đau xương, đau khớp. Giai đoạn thứ ba, bệnh gây biến dạng khuôn mặt.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm máu, sinh thiết mô. Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu

ĐIỀU TRỊ

Sử dụng thuốc kháng sinh. Dùng Penicillin hoặc tetracycline cho bệnh nhân dị ứng với penicillin.

Tổng quan

Bệnh ghẻ cóc (Yaws, Frambesia tropica, Pian) là tình trạng nhiễm trùng ở da, xương và khớp gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum pertenue. Bệnh ghẻ cóc đã ảnh hưởng đến con người từ thời cổ đại, trên 1,5 triệu năm qua. Bệnh được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi và lây lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới do tình trạng nhập cư và buôn bán nô lệ. Ghẻ cóc lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp ngoài da, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em <15 tuổi, nhiều nhất ở nhóm trẻ 6-10 tuổi. Tương tự như giang mai, ghẻ cóc là một căn bệnh mãn tính tái phát có thể kéo dài trong nhiều năm.

Nguyên nhân

Ghẻ cóc do Treponema pertenue, một xoắn khuẩn nhỏ mà huyết thanh chẩn đoán hiện nay chưa phân biệt được với xoắn khuẩn gây bệnh giang mai T.pallidum.Trong thời gian ủ bệnh, T. pallidum pertenue xâm nhập vào hệ bạch huyết dưới da và phát tán vào máu. Các tổn thương viêm loét da trong giai đoạn phát triển sớm của bệnh chứa đầy xoắn khuẩn, có thể lây truyền do tiếp xúc da với da trực tiếp thông qua các vết rách da do chấn thương, do cắn hoặc trầy xước.

Ghẻ cóc được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi và lây lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới trong đó có Đông Nam Á. Tại Việt Nam, theo y văn, ghẻ cóc thường xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi với đầy đủ yếu tố dịch tễ: bệnh gia tăng theo mùa, có chu kỳ, đặc biệt là vào mùa mưa, khí hậu nóng, độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt, thiếu sự giám sát y tế…

Nguyên nhân khác

Cũng như bệnh giang mai, ghẻ cóc được phân thành 4 giai đoạn bệnh như sau:

  • Thời kỳ I: tổn thương ban đầu phát triển tại vị trí lây nhiễm.
  • Thời kỳ II: xoắn khuẩn phát tán rộng rãi ở nhiều tổn thương da tương tự như trong tổn thương Yaws ban đầu.
  • Thời kỳ III: tổn thương xương, khớp và biến dạng mô mềm có thể xảy ra.
  • Các tổn thương da là biểu hiện đặc trưng của bệnh ghẻ cóc giai đoạn I và II hay giai đoạn sớm, bệnh rất dễ lây. Giai đoạn III hay giai đoạn muộn: có tổn thương tiêu hủy mô mềm, sụn, xương khớp và bệnh không còn lây lan.
Phòng ngừa
  • Vệ sinh cá nhân sạchsẽ, thường xuyên thay quần áo và tắm giặt hàng ngày.
  • Quần áo phải đượcgiặt và phơi thật khô dưới nắng to để tránh ẩm mốc, tạo điều kiện cho con ghẻcư trú gây bệnh.
  • Không tiếp xúc vớinhững người đang mắc bệnh ghẻ. Đặc biệt là không ngủ chung, nằm chung giường,chăn màn, quần áo.
  • Nếu trong gia đình cóngười mắc bệnh ghẻ, cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ghẻ là điều trị khỏibệnh. Những vật dụng, đồ dùng quần áo của người bệnh cần được luộc sôi để loạibỏ con ghẻ.
Điều trị

Penicillin là thuốc lựa chọn cho điều trị bệnh ghẻ cóc. Sau khi tiêm penicilin liều duy nhất, các tổn thương ban đầu sẽ sạch khuẩn sau 24 giờ và lành trong vòng 1-2 tuần. Tetracycline, erythromycin, doxycycline có thể được dùng cho các bệnh nhân dị ứng với penicillin.

Chương trình mới nhằm thanh toán ghẻ cóc đã được đề xuất vào năm 2012 dựa theo kết quả của nghiên cứu azithromycin được thực hiện ở Papua New Guinea như trên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng rằng chiến dịch mới này có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh ghẻ cóc trên toàn thế giới vào năm 2020.

Khuyến cáo điều trị dịch tễ học bệnh ghẻ cóc như sau:

  • Nếu >50% trẻ em có huyết thanh dương tính (hyperendemic), điều trị toàn bộ dân số.
  • Nếu 10-50% trẻ em có huyết thanh dương tính (mesoendemic), điều trị các trường hợp bệnh hoạt tính, người tiếp xúc và tất cả trẻ em ≤15 tuổi.
  • Nếu <10% trẻ em có huyết thanh dương tính (hypoendemic), điều trị các trường hợp bệnh hoạt tính, các thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc được xác định rõ ràng.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.