eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Gai xương gót chân

Bệnh gai gót chân do ở xương gót chân có hiện tượng bù đắp can xi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể…v.v). Bệnh hay gặp ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân. Trên hình ảnh x-quang có thể thấy hình gai xương mọc ra ở xương gót. Gai xương tác động vào tổ chức phần mềm dưới da, là một cân cơ dày, có thể làm viêm các tổ chức mô đệm ở xung quanh gai xương gây nên triệu chứng đau, nếu có viêm tổ chức mô đệm xung quanh thì đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi và đau tăng khi đi lại.

TRIỆU CHỨNG

Đau gót chân, đau thắt ở gót chân, đau gan bàn chân. Cơn đau có thể tồi tệ hơn vào buổi sáng.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Chụp x-quang có thể được thực hiện để đánh giá mức độ của bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Cần mang giày mềm có đế mềm, có thể chèn lót ở phía gót giày một tấm cao su mềm, có tình đàn hổi để tránh bị đau. Hạn chế di chuyển, hạn chế đi lại, mang vác, băng chun gan chân để hỗ trợ và gác cao chân khi nghỉ. Sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau nhóm Nonsteroid như Meloxicam, Ibuprofen, Vontaren…. Lưu ý không dùng với những người có bệnh dạ dày tá tràng. Thuốc điều trị cụ thể do Bác sĩ khám bệnh và kê đơn.

Trong trường hợp điều trị nội khoa không có kết quả thì có thể xem xét cân nhắc điều trị ngoại khoa cắt bỏ gai xương gót.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.